ANZ là một trong những NH 100% nước
ngoài tại Việt Nam. Ảnh: T.HĐón
ngân hàng ngoại
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, Phó Tổng Giám đốc
NH BIDV cho rằng, theo lộ trình đã cam kết, đến năm 2015, Việt Nam phải mở cửa
hơn trong ngành NH, bảo hiểm và thị trường vốn, nhằm thực hiện cam kết, theo
đó, các nước ASEAN sẽ phải mở cửa tất cả các ngành dịch vụ với mức sở hữu nước
ngoài có thể lên đến 70%.
Hiện nay, đối với lĩnh vực NH giới hạn tỷ
lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa là 30% (nếu nhiều hơn, cần có chấp
thuận của Chính phủ). Nhiều NH thương mại của các nước ASEAN, kể cả các NHTM Việt
Nam đã có hiện diện thương mại ở các nước trong khối ASEAN, với nỗ lực mở rộng
cơ hội đầu tư ra ngoài lãnh thổ, phục vụ cộng đồng doanh nghiệp và thúc đẩy
quan hệ thương mại, đầu tư, du lịch giữa các nước thành viên. Xu hướng này sẽ
tiếp tục tăng lên khi AEC chính thức đi vào hoạt động.
Vào đầu tháng 3-2015, Ngân hàng
Kasikorn - một trong những ngân hàng hàng đầu của Thái Lan, có quy mô
hoạt động trên toàn châu Á đã chính thức thành lập 2 văn phòng đại diện
tại Hà Nội và TP.HCM. Cũng thời điểm này, NH Public Bank Berhad (PBB) của
Malaysia tại Việt Nam cũng đã được NHNN Việt Nam chấp thuận về nguyên tắc để
PBB nhận toàn bộ phần vốn góp của NH BIDV tại NH liên doanh VID Public và tiến
hành các thủ tục chuyển đổi thành NH 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Như
vậy, PBB là ngân hàng 100% vốn nước ngoài thứ 6 hoạt động tại Việt
Nam sau các ngân hàng HSBC, ANZ, Standard Chartered, Shinhan Vietnam và Hong
Leong Bank.
Ngay như một số NH nước ngoài vì có mặt
tại Việt Nam lâu năm nên đã thiết lập mối quan hệ khá tốt với khách hàng nội địa
để đẩy mạnh phát triển NH bán lẻ như ANZ, HSBC… Nhóm khách hàng mà các NH này hướng
đến chủ yếu thuộc phân khúc cao cấp có nhu cầu dịch vụ đa dạng, nhất là dịch vụ
tư vấn của các NH ngoại rất được khách hàng nội tin tưởng bởi tính tuân thủ
chính sách cao, sản phẩm đa dạng, tiện dụng, mang lại nhiều giá trị gia tăng
cho khách hàng.
Thách thức
Theo kế hoạch, cuối năm 2015, AEC sẽ
chính thức được thành lập. Một trong những mục tiêu của cộng đồng này là
thực thi hệ thống ngân hàng mở, tức là các quốc gia thành viên sẽ phải bỏ mọi
giới hạn về sở hữu nước ngoài với các ngân hàng nội địa của mình.
hiện nay, ngoài 6 NH 100% vốn nước ngoài
như trên trên, đến nay thị trường Việt Nam có khoảng 50 văn phòng đại diện của
các ngân hàng nước ngoài, 50 chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Các chuyên gia
tài chính cho rằng, sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài cũng đồng
nghĩa với việc sẽ có một cuộc cạnh tranh khốc liệt hơn với các ngân hàng
trong nước. Bởi lẽ bên cạnh việc phục vụ nhu cầu tài chính cho hoạt động đầu
tư của các DN nước ngoài, các ngân hàng nước ngoài cũng có khả năng thu hút
khách hàng trong nước dựa vào uy tín thương hiệu, các công nghệ, dịch vụ
hiện đại cũng như nguồn lực tài chính dồi dào.
Theo đánh giá của Viện Chiến lược Chính
sách- Bộ Tài chính, việc thành lập AEC vào năm 2015 có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình hội nhập ASEAN. Với việc tự do hóa hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và dòng
vốn, AEC được kỳ vọng sẽ đem lại cơ hội cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường
tài chính và kinh tế của các nước AEC nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đánh giá về cơ hội cho thị trường tài
chính Việt Nam, Viện Chiến lược Chính sách cho rằng, để đón đầu cơ hội từ AEC,
nhiều NH thương mại của các nước ASEAN như Kasikorn của Thái Lan, NH Phát triển
Singapore, Maybank của Malaysia… đã thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Không chỉ có các NH, mà sẽ có thêm nhiều tập đoàn, công ty bảo hiểm, chứng
khoán cũng sẽ mở rộng kinh doanh tại thị trường Việt Nam khi AEC đi vào hoạt động.
Đây là cơ hội tốt để các doanh nghiệp Việt
Nam nắm bắt thời cơ mở rộng thị trường, phát triển hoạt động đầu tư, sản xuất -
kinh doanh, cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho các nước trong khu vực ASEAN, đồng
thời tiếp cận với công nghệ quản trị tiên tiến. Trên thực tế, một số NH lớn của
Việt Nam cũng đã mở văn phòng đại diện tại thị trường các nước ASEAN, nỗ lực mở
rộng cơ hội đầu tư ra ngoài lãnh thổ. Xu hướng này sẽ tiếp tục tăng lên khi ACE
chính thức đi vào hoạt động.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực, cho rằng, để cạnh
tranh tốt trong môi trường ACE, ngành NH cần cam kết, giảm thiểu thủ tục hành
chính, nâng cao chất lượng dịch vụ; Tiếp tục đổi mới công nghệ, tạo ra nhiều sản
phẩm-dịch vụ thiết thực phục vụ cho các hoạt động xuất-nhập khẩu, đầu tư, tư vấn;
Nâng cao khả năng hội nhập, tăng cường kết nối với hệ thống định chế tài chính
quốc tế; Nghiên cứu sâu tác động của các FTAs nhằm tư vấn cho Doanh nghiệp về
hoạt động, chiến lược kinh doanh, xúc tiến đầu tư-thương mại...; nâng cao trình
độ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro theo thông lệ… nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh và hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn nữa./.
Lê Thu
Theo Báo Hải
Quan
3,103
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN