Hôm qua (11/6), Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 2231/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động.
Theo đó, đề cập đến các nội dung sau:
- Người lao động thôi việc ở doanh nghiệp
nào thì chấm dứt hợp đồng lao động ở doanh nghiệp đó; người sử dụng lao động có
trách nhiệm tính trợ cấp thôi việc đối với thời gian người lao động làm cho
mình theo quy định tại điều 42 Bộ
luật Lao động 1994. Khi chuyển sang làm việc tại doanh nghiệp khác thì thực
hiện giao kết hợp đồng lao động mới.
- Theo Khoản 2 Điều 38 Nghị định 05/2015/NĐ-CP thì đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc
doanh nghiệp cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước khi chấm dứt hợp đồng lao động
mà người lao động có thời gian làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp thuộc khu vực nhà nước và chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp trước
ngày 01/01/1995 nhưng chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm thì
người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất
việc làm đối với thời gian người lao động đã làm việc cho mình và chi trả trợ cấp
thôi việc đối với thời gian người lao động đã làm việc cho các cơ quan, tổ chức,
đơn vị, doanh nghiệp thuộc khu vực nhà nước trước đó.
- Theo Khoản 5 Điều 3 Thông tư 33/2012/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người
lao động theo Nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
thành công ty cổ phần thì Hội đồng quản trị, đại diện người sử dụng lao động
theo quy định của công ty cổ phần có trách nhiệm giải quyết chế độ trợ cấp thôi
việc, mất việc làm cho người lao động từ doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang khi
người lao động đó mất việc làm, thôi việc tại công ty cổ phần, kể cả khoản trợ
cấp cho thời gian thực tế làm việc tại doanh nghiệp cổ phần hóa trước đó và thời
gian người lao động làm việc tại công ty, đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước
nhưng chuyển đến công ty 100% vốn nhà nước trước ngày 01/01/1995 mà chưa nhận
trợ cấp thôi việc, mất việc làm.
Thanh Hữu
33,810
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN