Đó là nội dung dự thảo mới nhất của Ủy ban thường vụ quốc hội trình Quốc hội khóa XIII kỳ họp thứ 9 sau khi tiếp thu ý kiến của Đại biểu quốc hội tại kỳ họp trước.
Sáng nay (1/6), Quốc hội khóa XIII kỳ họp
thứ 9 tiếp tục họp thảo luận về Luật Tổ chức chính phủ lần 2. Trình bày Báo cáo
Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi), Chủ
nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội, Phan Trung Lý thay mặt UBTV Quốc hội đã nhấn mạnh
nhiều sửa đổi tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội từ kỳ họp trước.

Đại biểu Quốc hội đang thảo luận tại hội
trường về Dự thảo Luật tổ chức Chính phủ
Nội dung nêu rõ: có ý kiến đề nghị bỏ
quy định “Chính phủ đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại bản án, quyết định
của Tòa án, nếu thấy bản án, quyết định có dấu hiệu vi phạm pháp luật” (khoản 2
Điều 40 của Dự thảo Luật trình Quốc hội); bỏ quy định “Chính phủ đề nghị Viện
kiểm sát nhân dân tối cao xem xét lại kết luận điều tra, cáo trạng của Viện kiểm
sát nhân dân liên quan đến các cơ quan hành chính nhà nước; việc thực hiện kết
luận điều tra, cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân, nếu thấy vi phạm pháp luật”
(khoản 2 Điều 41 của Dự thảo Luật TCCP trình Quốc hội).
Ý kiến này cho rằng đây là các nội dung
có liên quan đến tố tụng do các văn bản về tố tụng điều chỉnh.
Dự thảo mới nhất Luật tổ chức Chính phủ tiếp
thu ý kiến đại biểu, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội chỉnh lý theo hướng
không quy định các nội dung này trong Luật”.
Các đại biểu phát biểu tại phiên thảo luận
cơ bản thống nhất với những sửa đổi của dự thảo mới nhất trình Quốc hội, trong đó
có nội dụng bỏ quy định “Chính phủ đề nghị Tòa án nhân dân tối cao xem xét lại
bản án, quyết định của Tòa án, nếu thấy bản án, quyết định có dấu hiệu vi phạm
pháp luật” và “Chính phủ đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét lại kết
luận điều tra, cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân liên quan đến các cơ quan
hành chính nhà nước; việc thực hiện kết luận điều tra, cáo trạng của Viện kiểm
sát nhân dân, nếu thấy vi phạm pháp luật”.
Hồng Chuyên
Theo
Báo điện tử Bộ TTTT
2,491
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN