Quốc hội cho rằng việc thực hiện nghĩa vụ quân sự (NVQS) là nhiệm vụ vẻ vang của công dân nên việc quy định nghĩa vụ dân sự thay thế như nghĩa vụ đóng tiền hoặc nghĩa vụ lao động công ích như một số ý kiến đề nghị là không có cơ sở và làm mất ý nghĩa thiêng liêng của NVQS.
Chiều 21/5, dưới sự điều hành của Phó Chủ
tịch Huỳnh Ngọc Sơn, Quốc hội đã cho ý kiến lần cuối dự thảo Luật Nghĩa vụ quân
sự (sửa đổi) trước khi xem xét thông qua vào cuối kỳ họp theo chương trình dự
kiến.
Dự thảo Luật trình Quốc hội lần này đã được tiếp thu, chỉnh
lý nhiều điều khoản, nội dung quan trọng và cơ quan soạn thảo cũng đã giải
trình từng nhóm vấn đề còn ý kiến khác của các đại biểu.
Trong phần thảo luận, đại biểu Quốc hội
có sự tán thành cao đối với dự thảo lần này. Thống nhất việc thực hiện NVQS
là bắt buộc đối với công dân nam, còn với công dân nữ thì chỉ quy định
người có chuyên môn phù hợp với quân đội nếu tự nguyện và quân đội có nhu
cầu thì được phục vụ tại ngũ và được đăng ký vào ngạch dự bị, khi có yêu
cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thì được động viên vào phục vụ tại ngũ. Đại biểu
cũng cho rằng không cần quy định riêng đối tượng người đồng tính trong
Luật.
Một trong những nội dung quan trọng được
nhiều ý kiến quan tâm góp ý là thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh
sĩ. Trước đó, có tới 4 luồng ý kiến khác nhau về thời hạn này, tuy nhiên, ý kiến
chiếm đa số và được dự thảo trình ra là thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời
bình là 24 tháng để bảo đảm sự bình đẳng về nghĩa vụ của công dân, bảo đảm thời
gian huấn luyện, đáp ứng yêu cầu sẵn sàng chiến đấu. Cũng không kéo dài thời hạn
phục vụ tại ngũ lên 36 tháng đối với đơn vị chuyên môn kỹ thuật hoặc làm
nhiệm vụ đặc biệt và lực lượng này chủ yếu sử dụng quân nhân chuyên
nghiệp và công nhân, viên chức quốc phòng.
Quốc hội cũng đồng ý nâng thời gian dân
quân tự vệ thường trực từ 12 lên 24 tháng cho công bằng với thời gian thực hiện
NVQS. Độ tuổi nhập ngũ, đăng ký NVQS từ18-25 tuổi, độ tuổi đối tượng được tạm
hoãn như SV đại học là 27 tuổi.
Nguyên Linh
Theo
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
4,893
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN