Bà Nguyễn Thị Lệ Hằng (hangvpdkct@...) đề nghị giải
đáp thắc mắc sau:
Tại khoản 3, Điều 3 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ quy định việc xác định diện tích đất trong hạn mức phải đảm bảo
nguyên tắc mỗi hộ gia đình (bao gồm cả hộ gia đình hình thành do tách hộ theo
quy định của pháp luật), cá nhân chỉ được xác định diện tích đất trong hạn mức
giao đất ở hoặc hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở một lần và trong phạm vi
một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm
vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì hộ gia đình, cá nhân đó được cộng
dồn diện tích đất của các thửa đất để xác định diện tích đất trong hạn mức giao
đất ở hoặc hạn mức công nhận quyền sử dụng đất ở nhưng tổng diện tích đất lựa
chọn không vượt quá hạn mức giao đất ở hoặc hạn mức công nhận quyền sử dụng đất
ở tại địa phương nơi lựa chọn.
Bà Hằng muốn được biết, khi chưa có cơ sở dữ liệu
đất đai trong phạm vi toàn tỉnh thì làm các nào để xác định được hạn mức trong
phạm vi một tỉnh. Đối với những trường hợp có hộ khẩu ở ngoài tỉnh thì có được
xác định trong hạn mức hay không?
Về vấn đề này, Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính hướng dẫn
như sau:
Theo quy định tại khoản 2, Điều 143 và khoản 4, Điều 144 Luật
Đất đai năm 2013 quy định:
- Đối với đất ở tại nông thôn: UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹ
đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê duyệt quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân
để làm nhà ở; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điêu
kiện và tập quán tại địa phương.
- Đối với đất ở tại đô thị: UBND cấp tỉnh căn cứ vào quy họach
sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị và quỹ đất của địa phương quy định hạn mức
đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng nhà ở đối với trường hợp
chưa đủ điều kiện để giao đất theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở; diện tích tối
thiểu được tách thửa đối với đất ở.
Theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP
ngày 15/5/2014 của Chính phủ, trường hợp hộ gia đình, cá nhân được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng đất (cấp Giấy chứng nhận) đất ở thì
phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định.
Riêng đối với diện tích trong hạn mức giao đất ở thì giá đất
áp dụng tính thu tiền sử dụng đất là giá đất theo Bảng giá đất do UBND cấp tỉnh
quy định với nguyên tắc: mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được xác định diện tích đất
trong hạn mức giao đất ở hoặc công nhận đất ở một lần và trong phạm vi một tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; được cộng dồn diện tích đất của các thửa đất để
xác định diện tích đất trong hạn mức (tối đa không quá hạn mức tại địa phương
nơi lựa chọn) trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân có nhiều thửa đất trong phạm
vi một tỉnh, thành phổ trực thuộc trung ương.
Hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện kê khai diện tích thửa đất
trong hạn mức giao đất ở hoăc hạn mức công nhận đất ở để áp dụng tính thu tiền
sử dụng đất và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính
xác; nếu bị phát hiện kê khai gian lận sẽ bị truy thu nộp tiền sử dụng đất theo
quy định của pháp luật đất đai và bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế.
Về nguyên tắc thì Nhà nước chỉ ưu đãi một lần về giá đất
tính thu tiền sử dụng đất đối với diện tích trong hạn mức giao hoặc công nhận
quyền sử dụng đất cho một hộ gia đình, cá nhân.
Do đó, nếu hộ gia đình, cá nhân chưa được hưởng hạn mức đất ở
để tính thu tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất, cấp Giấy chứng nhận,
chuyển mục đích sử dụng đất lần nào, mà nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(không phải địa phương đăng ký hộ khẩu) giao đất hoặc công nhận quyền sử dụng đất
ở hoặc chuyển mục đích sử dụng đất thì được áp dụng quy định tại khoản 3, Điều
3 Nghị định số 45/2014/NĐ-CP để tính thu tiền sử dụng đất đối với diện tích
trong hạn mức giao đất ở.
Theo Báo điện tử Chính phủ
51,857
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN