TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính
ngân hàng (NH) chia sẻ về những kênh làm ăn trong năm 2016.
Đừng
bỏ hết trứng vào một giỏ
*Phóng
viên: Có
vẻ như bất động sản đang trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, khiến nhiều nhà đầu
tư đang trở lại thị trường này nhưng NH Nhà nước cũng vừa chính thức lên tiếng
về việc sẽ siết vốn tín dụng đổ vào nhà đất, ông nghĩ sao?
-TS
Nguyễn Trí Hiếu: Nếu hỏi các lãnh đạo NH thương mại vì sao thích cho vay
bất động sản (BĐS), họ sẽ trả lời bởi “miếng bánh” này quá hấp dẫn. Cho vay BĐS
sẵn sàng được trả lãi suất cao, lại có sẵn tài sản thế chấp, được định giá chứ
không phải tài sản động sản là hàng hóa, dòng tiền… khó kiểm soát. Giá trị của
tài sản nhà đất cũng dễ định nên NH an tâm khi cho vay và hiện tại, các NH đổ
vào lĩnh vực này không ít.
Nhưng,
rủi ro của lĩnh vực này sẽ là không biết chừng nào thị trường bão hòa và đi
xuống, dù thực tế BĐS ở Việt Nam đang hồi phục và đi lên.
"Bong
bóng" sẽ xảy ra khi thị trường bão hòa, cung nhiều hơn cầu và khi đó rủi
ro cũng sẽ tới với những NH cho vay. Và không phải ngẫu nhiên mà cả Chính phủ,
NH Nhà nước đều khuyến cáo thận trọng khi đổ tín dụng quá nhiều vào nhà đất để
tránh tăng quá nóng.
*Vì
sao ông cho rằng bong bóng BĐS đang hình thành?
-Tôi
thấy thị trường BĐS đang có quá nhiều sản phẩm ở phân khúc trung cao cấp, trong
khi nhu cầu và thu nhập của người dân lại không như vậy. Thu nhập của một người
dân Việt Nam trung bình 2.300 USD/năm, tương đương gần 50 triệu đồng, tính ra
mỗi tháng thu nhập khoảng 4 triệu đồng. Trong khi một căn hộ cao cấp ít nhất từ
3 tỉ đồng trở lên, nếu đi vay NH, mỗi tháng phải trả gốc và lãi cả chục triệu
đồng, làm sao người dân có thể trả được?
Thị trường bất động sản đầy hấp dẫn
để đầu tư nhưng luôn tiềm ẩn nguy cơ bong bóng. Ảnh: Tấn Thạnh
Do
đó, căn hộ cao cấp hiện tại chỉ nhắm vào một số lượng rất nhỏ người dân, trong
khi chủ đầu tư lại tung ra chào bán quá nhiều nên đang có nguy cơ cung vượt
cầu, thị trường có thể bị bội thực. Quan trọng hơn, nếu mua BĐS để ở thì lúc
nào cũng nên mua, còn mua để đầu tư thì có thể xem xét nhưng phải cẩn thận, tùy
phân khúc và phải phân bổ số tiền muốn đầu tư ra thành nhiều khoản, không nên
bỏ trứng vào một giỏ.
Vàng
đang chịu áp lực lớn
*Còn
các kênh đầu tư khác trong năm 2016 như vàng, chứng khoán, kênh nào sẽ có nhiều
“rủi ro, nguy hiểm” nhất?
-Đúng
là chứng khoán hiện tại trong tình trạng rất bấp bênh, nhất là những yếu tố
biến động giá dầu, thị trường Trung Quốc khiến nhà đầu tư có thể bị “đánh tơi
tả”. Dù vậy, trên thị trường vẫn có một số mã chứng khoán luôn tốt, đó là những
doanh nghiệp đóng vai trò xương sống của nền kinh tế nhưng ngược lại ít biến
động và giá không rẻ.
Kênh
vàng gần đây nhờ tác động từ thị trường chứng khoán có hồi phục nhưng lại chịu
sức ép từ đồng USD và nhu cầu giữ vàng như một kênh trú ẩn an toàn cũng không
còn như trước. Vàng trắng và vàng đen luôn song hành, nên khi giá dầu giảm sâu
sẽ gây áp lực làm giảm giá vàng. Do đó, vàng sẽ tiếp tục biến động theo chiều
đi xuống nếu không có đột biến và đến giờ tôi không thấy yếu tố nào hỗ trợ mạnh
cho vàng trong thời gian tới.
*Vậy
với những người có tiền nhàn rỗi và ít vốn thì kênh gửi tiết kiệm NH có còn là
kênh sinh lời an toàn?
-Đúng
vậy nhưng sắp tới, khi hệ thống NH đi vào một giai đoạn mới với những NH không
còn được bảo hộ như ngày xưa thì kênh này cũng cần có sự lựa chọn NH. Dù trong
năm nay chưa thể kỳ vọng một động thái mạnh mẽ hơn như việc cho phá sản NH,
hoặc nếu có cũng chỉ thử nghiệm trước với các quỹ tín dụng nhân dân.
*Thay
vì tìm đến các kênh đầu tư tài chính dạng lướt sóng, người dân có nên hùn hạp
kinh doanh, làm ăn trong bối cảnh Việt Nam hội nhập mạnh và nền kinh tế khởi
sắc hơn?
-Đây
cũng là một hướng đầu tư cần suy nghĩ lúc này. Những người có tinh thần kinh doanh,
khởi nghiệp, nên mạo hiểm bởi càng kinh doanh có rủi ro thì lợi nhuận càng cao.
Có thể bắt đầu bằng việc bỏ tiền, mở cửa hàng nhỏ, tiệm ăn… rồi từ đó
phát triển lên. Quan trọng theo tôi, nên tập hợp những người quen của mình làm
thành nhóm để khai triển ý tưởng về kinh doanh và mỗi người đóng góp một chút
sẽ dễ thành công hơn.
Mục đích đầu tư để làm gì Theo TS Nguyễn Trí Hiếu,
trước khi đầu tư vào kênh nào, nhà đầu tư cần cân nhắc muốn đầu tư vào đâu, số
tiền bao nhiêu và mục đích gì? Bởi phải tìm đầu tư an toàn, không mất vốn và
đầu tư phải tạo cho mình khả năng sinh lời. Khoản đầu tư này cũng cần có tính thanh khoản, mua đi bán lại dễ dàng
bởi nếu nhảy vào BĐS nhưng khi muốn bán ngay lại không được thì cũng nguy hiểm. |
Thái Phương
Theo Người lao động
3,612
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN