
Thực hiện góp vốn bằng BĐS được kỳ vọng
tạo điều kiện phát triển các quỹ BĐS tại Việt Nam. (ảnh: minh hoạ)
Tiếp
nhận vốn góp BĐS
Trường hợp quỹ đầu tư BĐS tiếp nhận vốn
góp là BĐS với giá trị chiếm từ 30% trở lên số lượng chứng chỉ quỹ đã phát
hành, thì các NĐT góp vốn bằng BĐS phải nắm giữ tối thiểu 30% số lượng chứng chỉ
quỹ đang lưu hành trong 03 năm kể từ thời điểm góp BĐS và nắm giữ tối thiểu 15%
chứng chỉ quỹ đang lưu hành trong 03 năm tiếp theo.
Trường hợp các NĐT góp vốn bằng BĐS sở hữu
chưa đến 30% chứng chỉ quỹ đã phát hành thì phải nắm giữ 100% chứng chỉ quỹ
trong 03 năm kể từ thời điểm góp BĐS và nắm giữ 15% trong 03 năm tiếp theo.
Trường hợp các NĐT góp vốn bằng BĐS sở hữu
chưa đến 15% chứng chỉ quỹ đã phát hành thì phải nắm giữ 100% chứng chỉ quỹ
trong 06 năm kể từ thời điểm góp BĐS vào quỹ.
Góp
vốn bằng BĐS vào Quỹ Đầu tư BĐS
Nhà đầu tư được góp vốn bằng BĐS đáp ứng
các điều kiện dưới đây để thành lập quỹ đầu tư BĐS hoặc tăng vốn điều lệ cho quỹ
BĐS:
+ Một, BĐS đáp ứng các quy định tại điều
lệ quỹ, phù hợp với mục tiêu đầu tư, chính sách đầu tư của quỹ.
+ Hai, BĐS thuộc sở hữu hợp pháp của
NĐT, không bị hạn chế chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của BĐS,
không phải là tài sản bảo đảm đang được cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược,
phong toả hoặc nằm trong các giao dịch tài sản bảo đảm khác theo quy định của
pháp luật dân sự và đáp ứng các quy định (tại Khoản 2, Điều 91 Nghị định này)
như: Được phép đưa vào kinh doanh, là nhà, công trình xây dựng đã hoàn thành, nếu
BĐS đang trong quá trình xây dựng, quỹ đầu tư BĐS chỉ được đầu tư khi đã có hợp
đồng giao dịch với các khách hàng tiềm năng, bảo đảm BĐS có thể bán được hoặc
có thể sử dụng, cho thuê ngay sau khi hoàn tất...
Việc định giá BĐS góp vào quỹ đầu tư BĐS
phải do 2 tổ chức thẩm định giá độc lập thực hiện theo quy định pháp luật về thẩm
định giá, kinh doanh BĐS và các quy định liên liên quan.
Việc định giá được thực hiện không quá 6
tháng tính tới ngày nộp hồ sơ chào bán, phát hành chứng chỉ quỹ. Trường hợp
thành lập quỹ, giá trị tài sản góp vốn phải được tất cả các NĐT góp vốn bằng
BĐS và thành viên sáng lập chấp thuận. Trường hợp tăng vốn điều lệ quỹ, giá trị
tài sản góp vốn phải được Đại hội NĐT thông qua.
Trường hợp BĐS góp vào quỹ được định giá
cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn thì các NĐT góp vốn bằng BĐS cùng
liên đới góp thêm số tiền chênh lệch đó.
Đầu tư
65% giá trị tài sản ròng vào BĐS tại Việt Nam

Việc bổ sung hành lang pháp lý cho quỹ
BĐS lần này nhằm tạo ra cơ chế góp vốn linh hoạt cho quỹ nhưng đồng thời đảm bảo
tính minh bạch, phù hợp với nhiều NĐT nhỏ lẻ. (ảnh: minh hoạ)
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư của quỹ đầu
tư BĐS phải bảo đảm tối thiểu 65% giá trị tài sản ròng đầu tư vào BĐS tại Việt
Nam với mục đích cho thuê hoặc khai thác thu lợi tức và đáp ứng các điều kiện
như: Được phép đưa vào kinh doanh, là nhà, công trình xây dựng đã hoàn thành, nếu
BĐS đang trong quá trình xây dựng, quỹ đầu tư BĐS chỉ được đầu tư khi đã có hợp
đồng giao dịch với các khách hàng tiềm năng, bảo đảm BĐS có thể bán được hoặc
có thể sử dụng, cho thuê ngay sau khi hoàn tất...
Cổ phiếu của tổ chức phát hành là tổ chức
kinh doanh BĐS có doanh thu hoặc thu nhập từ việc sở hữu, cho thuê và kinh
doanh BĐS tối thiểu 65% tổng doanh thu hoặc thu nhập.
Tối đa 35% giá trị tài sản ròng của quỹ
được đầu tư vào tiền và các công cụ tương đương tiền, giấy tờ có giá và công cụ
chuyển nhượng theo pháp luật ngân hàng, trái phiếu Chính phủ hoặc được Chính phủ
bảo lãnh, chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch.
Không tính phần đầu tư vào cổ phiếu của
cty BĐS, việc đầu tư vào các tài sản này phải bảo đảm: Một, không đầu tư quá
50% tổng giá trị tài sản của quỹ vào chứng khoán phát hành bởi cùng một tổ chức,
trừ trái phiếu Chính phủ; hai, không đầu tư quá 10% tổng giá trị tài sản của quỹ
vào chứng khoán phát hành vào một nhóm cty có quan hệ cty mẹ - cty con hay cty
liên kết; ba, không đầu tư quá 10% tổng số chứng khoán đang lưu hành của một tổ
chức phát hành.
Thanh Nga
Theo Báo Xây Dựng
5,759
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN