Phạm vi giao dịch được áp dụng công chứng điện tử từ 1/7/2025
Theo đó, phạm vi giao dịch được áp dụng công chứng điện tử từ 1/7/2025 như sau:
- Công chứng điện tử trực tiếp được áp dụng đối với tất cả các giao dịch dân sự.
- Công chứng điện tử trực tuyến được áp dụng với các giao dịch dân sự, trừ di chúc và giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương khác.
- Cơ quan đại diện ngoại giao thực hiện công chứng điện tử đối với các giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 73 Luật Công chứng 2024.
Điều kiện cung cấp dịch vụ công chứng điện tử
Điều kiện cung cấp dịch vụ công chứng điện tử như sau:
- Tài khoản để thực hiện việc công chứng điện tử của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, viên chức ngoại giao, Cơ quan đại diện ngoại giao phải được tạo lập trên nền tảng công chứng điện tử đáp ứng các quy định tại Điều 51 Nghị định 104/2025/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
- Chữ ký số có sử dụng dịch vụ cấp dấu thời gian để thực hiện công chứng điện tử của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng, viên chức ngoại giao, Cơ quan đại diện ngoại giao do tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy của Việt Nam cung cấp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng phải đăng ký chữ ký số để thực hiện công chứng điện tử tại Sở Tư pháp nơi tổ chức hành nghề công chứng đăng ký hoạt động.
- Tổ chức hành nghề công chứng cung cấp dịch vụ công chứng điện tử phải bảo đảm điều kiện về máy tính, đường truyền mạng, thiết bị điện tử và các điều kiện cần thiết khác.
- Việc cung cấp dịch vụ công chứng điện tử tại Cơ quan đại diện ngoại giao được thực hiện theo điều kiện thực tế của Cơ quan đại diện ngoại giao đó.
Xem toàn bộ tại Nghị định 104/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2025.
46