Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính
Cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính gồm 24 tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước và 4 tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc bộ, cụ thể như sau:
(i) Các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
+ Vụ Ngân sách nhà nước.
+ Vụ Đầu tư.
+ Vụ Tài chính quốc phòng, an ninh, đặc biệt (Vụ I).
+ Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp.
+ Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính.
+ Vụ Hợp tác quốc tế.
+ Vụ Pháp chế.
+ Vụ Tổ chức cán bộ.
+ Thanh tra.
+ Văn phòng.
+ Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.
+ Cục Quản lý công sản.
+ Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại.
+ Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm.
+ Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán.
+ Cục Quản lý giá.
+ Cục Tin học và Thống kê tài chính.
+ Cục Tài chính doanh nghiệp.
+ Cục Kế hoạch - Tài chính.
+ Tổng cục Thuế.
+ Tổng cục Hải quan.
+ Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
+ Kho bạc Nhà nước.
+ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
So với Nghị định 87/2017/NĐ-CP , không còn quy định về Vụ Chính sách thuế và Vụ Thi đua - Khen thưởng mà thay vào đó là Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí.
Trong đó, Vụ Ngân sách nhà nước có 4 phòng (giảm 1 phòng); Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp có 4 phòng; Vụ Đầu tư có 4 phòng; Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính có 4 phòng; Vụ Pháp chế có 5 phòng; Vụ Tổ chức cán bộ có 7 phòng (tăng 2 phòng); Vụ Hợp tác quốc tế có 4 phòng.
(ii) Các tổ chức sự nghiệp phục vụ quản lý nhà nước thuộc Bộ Tài chính gồm:
+ Viện Chiến lược và chính sách tài chính.
+ Thời báo Tài chính Việt Nam.
+ Tạp chí Tài chính.
+ Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính.
Nghị định 14/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/5/2023 và thay thế Nghị định 87/2017/NĐ-CP ngày 26/7/2017.
13,045