Xác định tình tiết “loạn luân” trong các tội về xâm hại tình dục

Đây là nội dung tại Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP về hướng dẫn áp dụng quy định tại các Điều 141, 142, 143, 144, 145, 146, 147 của BLHS và việc xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi.

Quý Nguyễn
Quý Nguyễn

Cụ thể, hướng dẫn áp dụng tình tiết định khung hình phạt “có tính chất loạn luân” tại điểm e khoản 2 Điều 141, điểm a khoản 2 Điều 142, điểm d khoản 2 Điều 143 và điểm a khoản 2 Điều 144 của BLHS là một trong các trường hợp sau:

- Phạm tội đối với người cùng dòng máu về trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;

- Phạm tội đối với cô ruột, dì ruột, chú ruột, bác ruột, cậu ruột, cháu ruột;

- Phạm tội đối với con nuôi, bố nuôi, mẹ nuôi;

- Phạm tội đối với con riêng của vợ, con riêng của chồng, bố dượng, mẹ kế;

- Phạm tội đối với con dâu, bố chồng, mẹ vợ, con rể.

Có thể thấy tình tiết “Có tính chất loạn luân” trong các tội về xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi đã được hướng dẫn theo hướng mở rộng hơn, vượt ra ngoài mối quan hệ dòng máu trực hệ như ở “Tội loạn luân” quy định tại Điều 184 BLHS.

Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 05/11/2019.

>>> Xem thêm: Có phải tất cả các trường hợp quan hệ cùng huyết thống thì đều cấu thành tội loạn luân hay không?

Họ hàng kết hôn với nhau có được không? Nếu kết hôn thì có coi là loạn luân hay không?

Quan hệ tình dục với con nuôi hoặc cháu nuôi dưới 13 tuổi thì có phạm tội loạn luân không? Mức phạt như thế nào?

 

15,963

tin noi bat

Xem nhiều nhất

Bình luận
*
*
*
Vui lòng sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận

 

Tin mới
Các tin khác