Quy định cụ thể về việc trưng cầu ý dân

Theo Luật trưng cầu ý dân 2015 thì công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi (trừ các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 25 Luật này) có quyền bỏ phiếu biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Khánh Vi
Khánh Vi
Theo đó, Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây:

- Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp.

- Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia.

- Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước.

- Vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.

Ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân là ngày chủ nhật, do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định và được công bố chậm nhất là 60 ngày trước ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân.

Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố.

Luật trưng cầu ý dân 2015 được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2016.

4,762

tin noi bat

Xem nhiều nhất

Bình luận
*
*
*
Vui lòng sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận

 

Tin mới
Các tin khác