
Vì sao dùng khói trắng báo tin chọn được tân Giáo hoàng? (Hình ảnh từ Internet)
Vì sao dùng khói trắng báo tin chọn được tân Giáo hoàng?
* Nguồn gốc:
- Kể từ thời Giáo hoàng Gregory X, các hồng y được “khóa kín” trong một không gian biệt lập, không tiếp xúc với thế giới bên ngoài cho đến khi bầu ra được Giáo hoàng.
- Bản thân từ "mật nghị hồng y" (Conclave) bắt nguồn từ tiếng Latin “cum clave”, nghĩa là “khóa kín”. Cách duy nhất để truyền tin ra bên ngoài là thông qua làn khói bốc lên từ ống khói.
- Theo thông tin, việc dùng khói làm tín hiệu cảnh báo, triệu tập hoặc truyền tin đã có từ hàng ngàn năm trước, thông qua nhiều kỹ thuật.
- Những kỹ thuật này có thể bao gồm việc thay đổi vị trí phát ra khói (giữa đồi hoặc trên đỉnh đồi), thay đổi màu sắc của khói (thông qua việc sử dụng nhiều loại lá khác nhau hoặc độ ẩm của lá), phát khói ngắt quãng hoặc chuyển hướng cột khói ở các thời điểm khác nhau để tạo ra nhiều ‘loại khói’.
- Thêm hóa chất để phân biệt: Từ thế kỷ 20, để làm cho màu khói rõ ràng hơn, Vatican bắt đầu sử dụng các hóa chất đặc biệt:
- Khói đen: Được tạo ra bằng cách trộn thêm nhựa thông hoặc các chất hóa học như kali clorat, anthracene, và lưu huỳnh.
- Khói trắng: Được tạo ra bằng cách sử dụng kali clorat, lactose, và nhựa thông, hoặc các chất khác để tạo khói sáng màu.
* Ý nghĩa:
- Khói là cách giao tiếp đơn giản và trực quan với thế giới bên ngoài, đặc biệt trong thời kỳ chưa có phương tiện truyền thông hiện đại. Nó phản ánh tính bí mật của conclave, nơi các Hồng y bị cô lập hoàn toàn để tập trung vào việc bầu chọn người đứng đầu Giáo hội Công giáo.
- Khói trắng (Fumata bianca): Báo hiệu rằng một Giáo hoàng mới đã được chọn. Điều này xảy ra khi một ứng viên nhận được ít nhất 2/3 số phiếu từ các Hồng y tham gia conclave. Khói trắng thường kèm theo tiếng chuông rung lên từ Nhà thờ Thánh Phêrô để xác nhận.
- Khói đen (Fumata nera): Cho biết chưa có Giáo hoàng nào được chọn, tức là không ứng viên nào đạt đủ 2/3 số phiếu trong vòng bỏ phiếu đó. Các Hồng y sẽ tiếp tục bỏ phiếu ở các vòng tiếp theo.
Các hành vi bị nghiêm cấm về tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định
Tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định nghiêm cấm các hành vi sau đây:
- Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
- Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
- Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
- Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
+ Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
+ Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
+ Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
+ Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.
- Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay
Theo Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay như sau:
(1) Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
(2) Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của Nhân dân.
(3) Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.
Quốc Trình
30
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN