Thời gian bắt đầu Mật nghị Hồng y 2025? Mật nghị Hồng y bầu Giáo Hoàng là gì?
Mật nghị Hồng y (hay còn gọi Cơ mật viện bầu Giáo hoàng) là một cuộc họp kín của Hồng y đoàn để bầu ra vị Giám mục của giáo phận Rôma, và cũng là người sẽ trở thành Giáo hoàng của Giáo hội Công giáo Rôma thay cho vị giáo hoàng trước đó vừa qua đời hoặc từ chức.
Mật nghị Hồng y được xem là một trong những nghi thức cổ xưa và bí ẩn trong suốt lịch sử Giáo hội Công giáo.
Được biết, Tòa thánh Vatican thông báo sẽ tổ chức Mật nghị Hồng y vào ngày 7/5, để chọn ra người kế nhiệm Giáo hoàng Francis đã qua đời hôm 21/4.
Theo truyền thống lâu đời, địa điểm tổ chức Mật nghị Hồng y 2025 là tại nhà nguyện Sistine. Các hồng y cử tri (dưới 80 tuổi) phải cách ly hoàn toàn với thế giới trong thời gian mật nghị, không được phép tiếp xúc với bên ngoài, không được đọc các báo chí, đài Radio, TV, điện thoại,....Họ dùng một bếp lò sắt có ống khói nhỏ (trên mái nhà nguyện) để thông báo ra bên ngoài tình hình bầu chọn.
Khi thấy khói đen bốc lên từ ống khói từ việc đốt cháy các lá phiếu, bay lên trên nóc nhà nguyện biểu thị một vòng bỏ phiếu chưa thu được kết quả. Khói trắng bốc lên và có kèm theo chuông reo từ Thánh đường Thánh Phêrô, là dấu hiệu cho thấy các hồng y đã chọn được giáo hoàng mới.
Việc bỏ phiếu diễn ra bí mật nhưng việc kiểm phiếu diễn ra công khai. 03 Hồng y phụ trách kiểm phiếu sẽ đọc lớn các lá phiếu và ghi chép lại. Hồng y cần đạt được 2/3 số phiếu để trở thành tân Giáo hoàng.
Thông tin trên mang tính chất tham khảo

Thời gian bắt đầu Mật nghị Hồng y 2025? Mật nghị Hồng y bầu Giáo Hoàng là gì? (Hình từ internet)
Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc theo quy định?
Theo Điều 7 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 đã quy định quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc như sau:
(1) Hoạt động tôn giáo theo hiến chương, điều lệ và văn bản có nội dung tương tự (sau đây gọi chung là hiến chương) của tổ chức tôn giáo.
(2) Tổ chức sinh hoạt tôn giáo.
(3) Xuất bản kinh sách và xuất bản phẩm khác về tôn giáo.
(4) Sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng tôn giáo.
(5) Cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở tôn giáo.
(6) Nhận tài sản hợp pháp do tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tự nguyện tặng cho.
(7) Các quyền khác theo quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung?
(i) Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
- Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
- Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016.
(ii) Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại (i) này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại (i) và các điều kiện sau đây:
- Có giáo lý, giáo luật;
- Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc.
(Điều 16 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016)
24
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN