Có còn trình diễn drone ngày 1/5 tại TPHCM?
Theo thông tin được biết, Sở Văn hóa và Thể thao TPHCM đã có thông báo về việc tạm ngừng trình diễn 10.500 drone trên sông Sài Gòn, đoạn giữa Công viên Bến Bạch Đằng (quận 1) và Công viên Bờ sông Sài Gòn (TP. Thủ Đức) trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Theo đó thì thành phố sẽ ngừng trình diễn drone vào đêm nay (1/5).
Theo kế hoạch, lịch trình diễn thiết bị bay không người lái (drone) sẽ được tổ chức vào ngày 30/4 bắt đầu từ 21h20 (sau màn bắn pháo hoa) trên sông Sài Gòn. Tuy nhiên, do nhiễu sóng trên diện rộng, vì thế mà toàn bộ drone đã phải bị thu hồi, ngừng màn trình diễn để đảm bảo an toàn.
Trước đó vào tối này 28/4, TPHCM đã thực hiện tổng duyệt trình diễn 10.500 drone để chuẩn bị cho màn trình diễn chính thức.
Có còn trình diễn drone tại drone ngày 1/5 tại TPHCM? (Hình từ internet)
Drone được quy định theo pháp luật của Việt Nam như thế nào?
Theo khoản 6 Điều 2 Luật Phòng không nhân dân 2024 thì drone chính là những loại thiết bị được pháp luật phân loại vào “phương tiện bay khác”.
Cụ thể, phương tiện bay khác bao gồm các loại khí cầu, mô hình bay, dù bay, diều bay (trừ diều bay dân gian) và thiết bị bay khác có người điều khiển hoặc không có người điều khiển mà không phải là tàu bay, tàu bay không người lái.
Theo quy định, các phương tiện bay khác phải được đăng ký trước khi đưa vào khai thác, sử dụng. Điều kiện đăng ký được quy định như sau:
- Đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do Bộ Quốc phòng ban hành hoặc công nhận; có Giấy chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà sản xuất đối với hàng hóa sản xuất tại Việt Nam;
- Đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác nhập khẩu, ngoài điều kiện quy định trên phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ theo quy định của pháp luật khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Ngoài ra, việc cấp phép bay đối với các phương tiện bay khác cũng được quy định như sau:
(1) Việc cấp phép bay phải phù hợp với thông số kỹ thuật, mục đích sử dụng của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác, khả năng quản lý, điều hành, giám sát hoạt động bay và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, an toàn hàng không và lợi ích công cộng.
(2) Thẩm quyền cấp phép bay được quy định như sau:
(i) Bộ Quốc phòng cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay, trừ trường hợp quy định tại điểm (ii);
(ii) Bộ Công an cấp phép bay hoặc phân cấp cho đơn vị thuộc quyền cấp phép bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác của Bộ Công an và thông báo đến Bộ Quốc phòng để phối hợp quản lý. Trường hợp cấp phép bay trong khu vực cấm bay, hạn chế bay và các khu vực khác có ảnh hưởng đến hoạt động bay của tàu bay quân sự thì phải được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng;
(iii) Trường hợp Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an cấp phép bay trong khu vực cảng hàng không, sân bay và các khu vực khác có ảnh hưởng đến hoạt động bay của tàu bay dân dụng thì phải được sự đồng ý của Bộ Giao thông vận tải.
(3) Tàu bay không người lái, phương tiện bay khác thuộc một trong các trường hợp sau đây được miễn cấp phép bay:
- Hoạt động ngoài khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay, phạm vi hoạt động trong tầm nhìn trực quan bằng mắt thường, có trọng lượng cất cánh tối đa nhỏ hơn 0,25 kg để phục vụ vui chơi giải trí;
- Hoạt động trong trường hợp khẩn cấp để bảo vệ tính mạng, tài sản của tổ chức, cá nhân theo quyết định của cấp có thẩm quyền nhưng phải thông báo đến cơ quan quản lý hoạt động bay trước khi bay.
(4) Chính phủ quy định chi tiết Điều 30 Luật Phòng không nhân dân 2024.
(Điều 29 và 30 Luật Phòng không nhân dân 2024)
54
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN