Lịch diễu binh 30/4 chi tiết nhất?
Ngày 30/4/2025, TPHCM tổ chức Lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Chi tiết lịch diễu binh 30/4 chi tiết như sau:
Lễ diễu binh, diễu hành chính thức diễn ra vào 6 giờ 30 phút ngày 30/4/2025, cùng thời điểm với Lễ kỷ niệm cấp quốc gia.
Sau khi đi qua Hội trường Thống Nhất, lực lượng diễu binh, diễu hành chia làm 4 hướng và di chuyển về điểm tập kết. Các tuyến đường đoàn đi qua đều có màn hình LED cỡ lớn giúp người dân dễ dàng theo dõi.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin về lễ diễu binh 30/4
Chi tiết 4 hướng diễu binh, diễu hành như sau:
Hướng 1: Sau khi qua Hội trường Thống Nhất, các lực lượng di chuyển theo lộ trình đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi - Nguyễn Thị Nghĩa - Ngã 6 Phù Đổng Thiên Vương - Cách Mạng Tháng 8. Các lực lượng tại hướng này sẽ tập kết ở Công viên Tao Đàn.
Hướng 2: Sau khi qua Hội trường Thống Nhất, các lực lượng di chuyển theo hướng Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Thánh Tôn - Nguyễn Huệ - Vòng xoay Mê Linh. Các lực lượng ở hướng này tập kết tại Bến Bạch Đằng.
Hướng 3: Sau khi qua Hội trường Thống Nhất, các lực lượng di chuyển theo lộ trình đường Lê Duẩn - Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Đình Chiểu - Đinh Tiên Hoàng. Các lực lượng ở hướng này tập kết tại Sân vận động Hoa Lư.
Hướng 4: Sau khi qua Hội trường Thống Nhất, các lực lượng di chuyển theo lộ trình đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Hai Bà Trưng. Các lực lượng ở hướng này tập kết tại Công viên Lê Văn Tám.

Cấm người, xe vào trung tâm TPHCM từ 3h ngày 30/4
Để đảm bảo trật tự, an toàn trong thời gian diễn ra buổi lễ, xe và người không có nhiệm vụ bị cấm vào khu vực hạn chế, gồm: cầu Ba Son (hướng TP Thủ Đức sang quận 1), đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (từ Nguyễn Đình Chiểu tới Nguyễn Hữu Cảnh).
Đinh Tiên Hoàng (từ Nguyễn Đình Chiểu đến Lê Duẩn), Tôn Đức Thắng (từ Lê Duẩn đến điểm quay đầu trước số 37 Tôn Đức Thắng), Mạc Đĩnh Chi (từ Trần Cao Vân đến Nguyễn Du); Phạm Ngọc Thạch (từ vòng xoay Hồ Con Rùa đến nhà thờ Đức Bà); Hai Bà Trưng, Pasteur, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Trương Định (từ Võ Văn Tần đến Lý Tự Trọng); Nguyễn Du (từ Tôn Đức Thắng đến Cách mạng Tháng 8); Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn từ đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đến giáp Cách Mạng Tháng 8).
Ngoài ra, khu vực cấm xe và người không làm nhiệm vụ còn nằm trong vòng giới hạn của các tuyến nêu trên, gồm: Lê Duẩn, Nguyễn Văn Chiêm, Lê Quý Đôn, Huyền Trân Công Chúa, Lê Văn Hưu, Hàn Thuyên, Alexandre De Rhodes, Công xã Paris, Đặng Trần Côn, Thủ Khoa Huân, Nguyễn Trung Trực, Đồng Khởi...
Địa điểm bắn pháo hoa 30/4 năm 2025 tại TPHCM ở đâu?
Thành phố Hồ Chí Minh sẽ bắn pháo hoa tại 30 điểm trong đêm 30/4/2025 (2 điểm tầm cao và 28 điểm tầm thấp.
Thời gian bắn pháo hoa từ 21 giờ 00 phút đến 21 giờ 15 phút ngày 30/4/2025.
2 điểm bắn pháo hoa tầm cao gồm:
(1) Khu vực đầu Đường hầm sông Sài Gòn (phường Thủ Thiêm/thành phố Thủ Đức); số lượng 1.500 quả pháo hoa nổ tầm cao, 30 giàn pháo hoa nổ tầm thấp, 10 giàn hỏa thuật.
(2) Điểm thứ 2 tại Khu Đền Tưởng niệm Liệt sỹ Bến Dược (xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi) với số lượng 500 quả pháo hoa nổ tầm cao, 30 giàn pháo hoa nổ tầm thấp, 1 giàn hỏa thuật.
Thành phố còn bắn pháo hoa nổ tầm thấp ở 28 điểm gồm:
(3) Khu tưởng niệm Liệt sĩ Ngã 3 Giồng, huyện Hóc Môn;
(4) Đền tưởng niệm Bến Nọc, thành phố Thủ Đức;
(5) Đền tưởng niệm Liệt sĩ Rừng Sát, Cần Giờ;
(6) Nhà truyền thống Chiến khu An Phú Đông, Quận 12;
(7) Công viên văn hóa Láng Le, huyện Bình Chánh;
(8) Khu đất trống Khu Y tế kỹ thuật cao, phường Bình Trị Đông B, quận Bình Tân;
(9) Khu vực cầu Rạch Chiếc, thành phố Thủ Đức (bắn trên xà lan);
(10) Khu vực Hội trường Thống Nhất, Quận 1.
(11) Khu vực bán đảo Thanh Đa, quận Bình Thạnh;
(12) Khu Đô thị Thảo Điền, thành phố Thủ Đức (bắn trên xà lan);
(13) Công viên bờ sông Landmark 81, quận Bình Thạnh;
(14) Cầu Ba Son, Quận 1;
(15-16-17) Khu vực Cầu tàu Bến Bạch Đằng, Quận 1 (3 điểm, bắn trên xà lan);
(18) Khu vực cầu Tân Thuận, Quận 4;
(19) Khu Công nghiệp Tây Bắc, huyện Củ Chi;
(20) Công viên Văn hóa, quận Gò Vấp;
(21) Khu vực sông Sài Gòn (gần khu Đô thị Vạn Phúc), Thành phố Thủ Đức (bắn trên xà lan);
(22) Bắn trên xà lan di chuyển dọc sông Sài Gòn (đọan từ Cảng Khánh Hội đến khu vực đầu đường hầm sông Sài Gòn), Quận 4;
(23) Khu vực Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè;
(24) Quảng trường Trung tâm Hành chính, Quận 7;
(25) Khu vực phường 28, quận Bình Thạnh (bắn trên xà lan);
(26) Công viên Đầm Sen, Quận 11;
(27) Khu chợ Bình Điền, Quận 8;
(28) Công viên khu Dân cư 38ha, Quận 12;
(29) Khu dân cư An Bình, quận Tân Phú;
(30) Công viên Bình Phú, Quận 6.
13