Kiến nghị nêu quyết tâm chống tham nhũng khi sửa Hiến pháp
- Từ kinh nghiệm thực tiễn tham gia chống tham nhũng, ông Phùng Chí Công ở Cần Thơ kiến nghị Đảng, Nhà nước chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp 1992, nêu rõ quyết tâm chống tham nhũng.
Trong cuộc đời công tác của mình, giờ hiện làm Chánh văn phòng HĐND và UBND quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, ông Công gần như ăn, ngủ với chuyện chống tham nhũng. Trường kỳ theo đuổi một vụ tham nhũng từ năm 1999, sau hơn 5 năm, đối tượng bị đưa ra truy tố xét xử. Một vụ chống tham nhũng khác ông theo đuổi suốt từ năm 2008 đến nay vẫn chưa kết thúc, còn nhiều cam go. Khi được mời ra Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm chống tham nhũng với cộng đồng, ông Công - một cựu quân nhân - nói tham gia chống tham nhũng, cái mà ông và gia đình phải hứng chịu, đó là đe dọa trả thù của bọn sai phạm, xã hội đen cũng như sự bao vây, khống chế, gây khó khăn mọi mặt của một số lãnh đạo ở huyện, tỉnh và thành phố. Nhưng không vì thế mà ông dừng bước.
Từ năm 2008, ông chính thức có đơn, thư đặt vấn đề 7 vụ cố ý sai phạm, có liên quan tham nhũng, đến nay đang tiến hành 5 vụ, đã được kết luận sai phạm gần 2,6 tỷ đồng.
Chia sẻ với hàng trăm đại biểu trong và ngoài nước dự buổi tọa đàm về chống tham nhũng ở Hà Nội ngày 17/8, ông Công cho biết, trong quá trình đấu tranh chống tham nhũng, tình hình phổ biến ông gặp phải là“nhiều lãnh đạo ở địa phương thờ ơ, bàng quan với sai phạm tham nhũng, thậm chí bao che tham nhũng”.
“Có lúc thì nhìn người đấu tranh chống tham nhũng một cách thiếu thiện cảm, có lúc chụp mũ người tố giác, đấu tranh chống tham nhũng nào là bới móc, gây mất đoàn kết nội bộ; thậm chí bản thân cùng gia đình người tố giác, đấu tranh chống tham nhũng còn bị trù dập, trả thù, trả oán, khủng bố bằng nhiều hình thức, nhưng không ai chịu trách nhiệm”,ông Công dẫn chứng.
Điều đáng nói là “khi nhận được đơn thư tố giác, kiến nghị, đấu tranh của đảng viên, cán bộ và nhân dân, nhưng người có trách nhiệm cũng không phản hồi, không trả lời, không chỉ đạo giải quyết một cách cụ thể, kịp thời”.
“Tôi ý thức được tham nhũng luôn luôn gắn liền với người có chức, có quyền và được cấu kết với nhau thành thế lực, thậm chí lại còn rất được lòng cấp trên”, ông Công đúc rút. Rút kinh nghiệm của đợt đấu tranh chống tham nhũng kéo dài 5 năm trước đó, ông xác định kinh nghiệm chống tham nhũng có hiệu quả là phải xác định biện pháp, bước đi, tranh thủ lực lượng cho phù hợp từng lúc bằng sức mạnh tổng hợp của 3 mũi giáp công để phanh phui, xử lý tham nhũng.
3 mũi giáp công ở đây, theo vị Chánh văn phòng HDND - UBND huyện Ô Môn, là mũi chính trị, gồm tận dụng sức mạnh, hậu thuẫn, vào cuộc của báo chí, cán bộ hưu trí, nhân dân; mũi binh vận gồm phân hóa, tranh thủ sự đồng tình của cán bộ nhân viên đương chức và lãnh đạo; mũi quân sự là do bản thân người đấu tranh đóng vai trò chính, phải mạnh dạn, kiên trì, quyết liệt, không mệt mỏi, chấp nhận hy sinh, mất mát.
Ông tâm sự“kể từ khi tôi được đi dự hội nghị toàn quốc biểu dương 88 điển hình PCTN ngày 7/9/2010 ở Hà Nội về, thì tình hình chuyển biến thuận lợi hơn, từ đó tôi cũng bớt đơn độc, anh em cán bộ không còn sợ bị liên lụy khi gần gũi, tiếp xúc với tôi như trước kia và tạo điều kiện thuận lợi để tôi trao đổi cởi mở hơn và nghe anh em đóng góp ý kiến, biện pháp tiến hành tiếp”.
Từ thực tiễn tham gia chống tham nhũng, ông Công kiến nghị Đảng, Nhà nước khi chỉ đạo sửa đổi Hiến pháp 1992 sắp tới cần đưa vấn đề chống tham nhũng vào nội dung bổ sung, sửa đổi; khẩn trương thể chế hóa các quy định cụ thể, kịp thời, thể hiện đầy đủ tính nghiêm minh, hiệu lực, hiệu quả.
Đặc biệt, “người tố giác, đấu tranh chống tham nhũng phải được quyền tham gia giám sát quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra, làm rõ vụ việc và kết luận xử lý vụ việc. Đồng thời, phải thực hiện việc công khai tài sản của cán bộ các cấp theo định kỳ tiếp xúc cử tri nơi ứng cử và nơi cư trú, để nhân dân giám sát”.
Vị cựu chiến binh này còn đề nghị thành lập Ủy ban PCTN 3 cấp thay cho mô hình Ban chỉ đạo PCTN hiện nay. Ba cấp ở đây gồm: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; và cấp quận, huyện.
“Ủy ban PCTN được thành lập các cơ quan chuyên môn và được quyền trưng dụng lực lượng chuyên môn của các cơ quan nhà nước để chủ động tiến hành các vụ án bức xúc, quan trọng; thực hiện quản lý theo hệ thống dọc không trực thuộc địa phương, để tránh tình trạng như vừa qua khi có sai phạm, cấp ủy ngồi lại cho ý kiến xử lý thế này, thế khác, không đúng với quy định của pháp luật”, ông Công nhấn mạnh.
Bộ Công an ra quyết định thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong tinh gọn bộ máy Công an nhân dân theo Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1621/QĐ-BCA-H01.
Tại Nghị quyết 46, Chính phủ yêu cầu quyết liệt phòng chống tham nhũng, không để xảy ra tình trạng ‘chạy chọt’, ‘lợi ích nhóm’ trong sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.
Bộ Công an ra quyết định thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong tinh gọn bộ máy Công an nhân dân theo Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1621/QĐ-BCA-H01.
Tại Nghị quyết 46, Chính phủ yêu cầu quyết liệt phòng chống tham nhũng, không để xảy ra tình trạng ‘chạy chọt’, ‘lợi ích nhóm’ trong sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.
Trước khi diễn ra lễ trao giải cho các sáng kiến phòng chống tham nhũng (PCTN) năm 2011 tại Hà Nội, sáng 17.8, ông Trần Đức Lượng, Phó tổng thanh tra Chính phủ (TTCP) đã trả lời phỏng vấn báo giới. Ông Lượng cho biết:
(TNO) Kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, muốn chống tham nhũng thành công thì không thể chỉ dựa vào những nỗ lực của cơ quan Nhà nước mà nhất thiết phải phát huy được vai trò, trách nhiệm và có được sự ...
Báo Lao Động (số 180) đã thông tin về thái độ thách thức, chống đối của giám đốc Cty Hữu Sinh. Nguyên nhân của thái độ này không chỉ từ phía Phạm Văn Đạo, mà còn có lý do khách quan: Một số người trong các cơ quan bảo vệ ...
TT - "Tham nhũng có đường dây của nó. Tinh thần chỉ đạo và xử lý là không chừa một ai, không chừa bất cứ đối tượng nào, có chức vụ nào nhưng đúng pháp luật, tránh oan sai".
Đa số đại diện các Sở TN&MT có mặt tại hội thảo ở Tam Đảo tán thành với đề xuất của nguyên Thứ trưởng Đặng Hùng Võ về việc lập hội đồng định giá đất độc lập, giúp kiểm soát quyền lực, phát hiện tham nhũng ...
Lợi dụng sơ hở của khách hàng đến vay tiền, trưởng phòng giao dịch của một chi nhánh ngân hàng Sacombank đã làm khống các giấy tờ lừa lấy tiền tiêu xài.
Thấy cha bị chủ nợ thúc ép, bà thủ quỹ nhiều lần "mượn" tiền của công ty Phú Mỹ Hưng đem trả. Nhiều năm sau công ty này mới phát hiện gần 9 tỷ đồng đã không cánh mà bay.
Cho rằng vụ "chạy án" cho trùm buôn lậu gỗ quý Nguyễn Văn Hòa có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm và còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, TAND TP HCM đã trả hồ sơ cho VKS để điều tra lại.
Chiều 25/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết sau khi cựu giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) là ông Nguyễn Hữu Quang bị bắt về hành vi ...
Xác định bị cáo Thủy có vai trò chủ mưu đã rủ rê, lôi kéo đồng thời trực tiếp cùng các đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội, VKS đã đề nghị mức án tử hình bà Thủy về tội Tham ô tài sản, chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt ...
Chiều 19/7, TAND TP HCM đã tuyên phạt Trần Kim Long (52 tuổi, nguyên chủ tịch UBND quận Gò Vấp) mức án 30 năm tù về các tội "nhận hối lộ", "đưa hối lộ" và "lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục ...
"Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi ...
Chỉ có ân xá toàn bộ mới có thể giúp cho Trung Quốc thoát khỏi cảnh ì trệ. Nếu không thì cải cách chính trị vốn được mong đợi từ lâu sẽ chẳng bao giờ diễn ra.
Chiều 8/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đăk Lăk đã bắt khẩn cấp 2 cựu cán bộ Ngân hàng NN&PTNT chi nhánh phường Tân Lợi (TP Buôn Ma Thuột) do nghi ngờ họ có liên quan việc ngân hàng này bị chiếm đoạt số tiền lớn. > Hai cán bộ ...
Bộ Công an ra quyết định thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong tinh gọn bộ máy Công an nhân dân theo Chương trình ban hành kèm theo Quyết định 1621/QĐ-BCA-H01.
Tại Nghị quyết 46, Chính phủ yêu cầu quyết liệt phòng chống tham nhũng, không để xảy ra tình trạng ‘chạy chọt’, ‘lợi ích nhóm’ trong sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.