Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thanh Bình cho biết, Quốc hội đã thông
qua nguyên tắc chỉ bảo hiểm tiền gửi bằng đồng Việt Nam, không bảo hiểm
đối với tiền gửi là ngoại tệ, kim loại quý.
Chủ thể được bảo hiểm tiền gửi cũng được điều chỉnh để khắc phục
những hạn chế của quy định hiện hành. Theo đó, luật mới quy định chỉ bảo
hiềm tiền gửi của người gửi tiền là cá nhân mà không bảo hiểm cho tiền
gửi của hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp
danh.
“Việc bảo hiểm tiền gửi cho cả tổ chức không phù hợp với mục tiêu bảo
vệ những người gửi tiền nhỏ lẻ, thiếu thông tin. Mặt khác, tiền gửi của
các tổ chức mang tính luân chuyển cao, chủ yếu nhằm mục đích thanh toán
chứ không nhằm mục đích gửi tiền tiết kiệm nên giữ quy định như cũ
không phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” – ông
Bình phân tích.
Phó Thống đốc cũng lưu ý nội dung, luật Bảo hiểm tiền gửi quy định cụ
thể về hoạt động đầu tư của tổ chức bảo hiểm tiền gửi. Nhằm tránh rủi
ro hao tổn quỹ bảo hiểm tiền gửi, gây tác động xấu đến hiệu quả của hệ
thống, luật chỉ cho phép tổ chức Bảo hiểm tiền gửi được sử dụng nguồn
vốn tạm thời nhàn rỗi để mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu NHNN và gửi
tiền tại NHNN (Điều 31) mà không cho phép tổ chức bảo hiểm tiền gửi
được mở tài khoản, gửi tiền tại tổ chức tín dụng khác như quy định trước
đây.
Về nghĩa vụ chi trả bảo hiểm, luật quy định, nghĩa vụ này phát sinh
kể từ thời điểm NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc chấm
dứt áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà ngân hàng tham
gia bảo hiểm vẫn lâm vào tình trạng phá sản. Việc xác định thời điểm
trả tiền bảo hiểm thể hiện cam kết của nhà nước đối với người dân trong
việc đảm bảo chi trả ngay lập tức khoản tiền bảo hiểm trong hạn mức bảo
hiểm theo quy định cho người gửi tiền khi ngân hàng đổ vỡ, nhằm củng cố
niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng, hạn chế hiện tượng
rút tiền hàng loạt, qua đó giảm thiểu tình trạng mất khả năng thanh toán
của ngân hàng, góp phần duy trì sự ổn định của cả hệ thống.
Luật Bảo hiểm tiền gửi có hiệu lực thi hành từ 1/1/2013.
Cùng
với đạo luật này, một luật khác cũng do NHNN Việt Nam soạn thảo, có
cùng thời điểm thi hành là luật Phòng chống rửa tiền cũng được công bố
trong ngày 16/7. Theo đó, quy
định quan trọng trong luật là trách nhiệm báo cáo của các cơ quan chức
năng khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền có giá trị lớn; giao dịch
có dấu hiệu đáng ngờ và giao dịch chuyển tiền điện tử có giá trị lớn. Thời hạn báo cáo với các giao dịch
đáng ngờ tối đa là 48 giờ kể từ thời điểm phát sinh giao dịch, báo cáo
hàng ngày đối với giao dịch chuyển tiền điện tử và báo cáo ngay cho NHNN
trong trường hợp ohats hiện giao dịch do khách hàng yêu cầu có dấu hiệu
liên quan điển tội phạm, rửa tiền. Luật cho phép các cơ quan báo cáo
thực hiện việc trì hoãn giao dịch trong thời hạn 3 ngày làm việc khi các
bên liên quan tới giao dịch thuộc “danh sách đen” hoặc có lý do để tin
rằng giao dịch được yêu cầu thực hiện có liên quan đến hoạt động phạm
tội. Cơ quan này phải phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài
sản và báo cáo NHNN. Tuy nhiên, luật cũng ràng buộc các
cơ quan này phải báo cáo theo chế độ mật, chỉ được cung cấp cho cơ quan
có thẩm quyền theo quy định. Đơn vị “mật báo” cũng không được tiết lộ
thông tin về việc đã báo cáo về giao dịch đáng ngờ cho đối tượng khác. |
Theo P.Thảo
Dân trí