Tỷ giá, về nguyên tắc là sự phản ánh quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Tuy nhiên, đây còn là bài toán phức tạp với nhiều ẩn số. Ảnh: TLTBKTSG
|
Quyết định tăng trần tỷ giá tiền đồng/đô
la Mỹ lên 1% của NHNN hoàn toàn bất ngờ bởi trước đó NHNN luôn lên tiếng khẳng
định rằng xét trên lợi ích toàn cục của nền kinh tế thì chính sách tỷ giá đang
đi đúng hướng và kiên định không điều chỉnh thêm tỷ giá.
Lý lẽ trước tiên gây áp lực điều chỉnh tỷ
giá chính là dấu hiệu suy giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, nhất là trong lĩnh
vực nông lâm thủy sản, trong khi một số nước xung quanh đã nhanh chân hơn trong
việc sử dụng quân bài tự phá giá đồng tiền của mình theo xu thế giảm giá của đồng
euro. Tuy nhiên, biểu hiện suy giảm xuất khẩu chỉ là bề nổi của nền kinh tế,
trong khi về bản chất đó chính là sự trì trệ có tính chất kinh niên trong tiến
trình tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa, đang có nguy cơ bị lạc nhịp
ngày càng xa so với tốc độ toàn cầu hóa.
Thời sự VTV mới đây đã phản ánh tâm trạng
như đang ngồi trên lửa của những người dân trồng vải ở Hải Dương, bởi vải đang
vào vụ nhưng hầu như chưa có doanh nghiệp nào đến đặt vấn đề mua bán, mặc dù trước
đó các cơ quan chức năng đã khuyến cáo người dân phải trồng theo tiêu chuẩn GAP
để có cơ hội mở rộng xuất khẩu. Trong khi đó, một quan chức lãnh đạo của Cục Bảo
vệ thực vật Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại lập luận khá lạ lùng rằng
để một sản phẩm trái cây thâm nhập được vào thị trường mới phải mất ít nhất ba
năm, bình thường là 5-10 năm, thậm chí hàng chục năm.
Cần phải mạnh dạn thay đổi mô hình quản lý tỷ giá, tăng cường tính chất độc lập của NHNN và NHNN phải sớm từ bỏ thông điệp chỉ đạo “phá giá hàng năm” trên tinh thần cần phải kiên định “gấp đôi” trước sức ép của dư luận và thị trường tự do. |
Một loạt cơ quan chức năng đá quả bóng
trách nhiệm qua lại, suốt ngày họp bàn vẫn không gỡ được thế bí. Cần lưu ý là một
cân vải nếu đủ điều kiện vào thị trường Mỹ sẽ có giá bán gấp 20 lần tại Việt
Nam, từ đó dễ dàng suy ra câu trả lời cho sự suy giảm xuất khẩu trong trường hợp
này bắt nguồn từ sự ách tắc của lề lối làm việc thiếu trách nhiệm, tình trạng lạc
hậu của cơ cấu kinh tế hay do cơ chế tỷ giá?
Tỷ giá, về nguyên tắc là sự phản ánh
quan hệ cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Tuy nhiên, đây còn là bài toán phức
tạp với nhiều ẩn số, đặc biệt phụ thuộc lớn vào nội lực thực sự của nền kinh tế,
năng lực quản trị quốc gia và khả năng điều hành chính sách tài chính tiền tệ,
kỷ luật kỷ cương trên thị trường ngoại hối.
Yếu tố “tâm lý” mà NHNN thường hay đề cập
mỗi khi tỷ giá có sự biến động mạnh thực ra chính là sự thao túng có hệ thống của
lực lượng kinh tế ngầm, bị lôi kéo bởi giới đầu cơ, kết hợp với sự quản lý lỏng
lẻo của các cơ quan chức năng. Theo mô hình quản lý hiện nay, hầu như các kênh
dự trữ ngoại tệ quan trọng nhất của nền kinh tế đều nằm trong vòng chi phối của
Nhà nước (dự trữ quốc gia tại NHNN, dự trữ thanh toán tại ngân hàng thương mại)
nhưng không hiểu vì sao tỷ giá lại liên tục nhảy múa và chạy theo đuôi vũ điệu
do “thị trường tự do” điều khiển?
Từ trước đến nay, tỷ giá ở Việt Nam hầu
như luôn ở tư thế điều chỉnh tăng. Hay nói khác đi, “cơn nghiện” phá giá đồng
tiền từ lâu đã trở thành liệu pháp dễ dàng nhất nhằm hóa giải các khó khăn và
những lời than vãn, về lâu dài sẽ rất có hại cho chiến lược xây dựng một nền tảng
kinh tế vĩ mô bền vững. Đã đến lúc cần phải mạnh dạn thay đổi mô hình quản lý tỷ
giá, tăng cường tính chất độc lập của NHNN và NHNN phải sớm từ bỏ thông điệp chỉ
đạo “phá giá hàng năm” trên tinh thần cần phải kiên định “gấp đôi” trước sức ép
của dư luận và thị trường tự do.
Tâm Dân
Theo
Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online
2,674
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN