Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc
(CCDI) cho biết trong năm 2014, tổng cộng 71.748 quan chức nước này bị xử phạt
vì vi phạm các quy định chống tham nhũng: vi phạm quy định về xây dựng văn
phòng chính phủ, sử dụng xe công, du lịch nước ngoài bằng công quỹ, biếu hoặc
nhận quà, tổ chức đám cưới hay tang lễ xa hoa lãng phí...
Đếm tiền đến cháy máy
Tại cuộc họp báo tổng kết công tác chống tham nhũng tại
Trung Quốc ngày 7-1, Phó trưởng Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng Cộng sản
Trung Quốc Hoàng Thụ Hiền cho biết các quan chức nói trên liên quan đến
53.085 trường hợp vi phạm và 23.646 người nhận hình phạt nghiêm khắc của đảng
và nhà nước.
Trong số các quan chức bị phát hiện vi phạm, nhiều người
đã làm người dân Trung Quốc ngỡ ngàng với khối tài sản kếch xù. Hồi tháng
10-2014, khi khám nhà Ngụy Bằng Viễn, Vụ phó Vụ Than đá thuộc Ủy ban Cải cách
và Phát triển quốc gia, giới chức đã tịch thu số tiền mặt nặng 3 tấn do ông này
cất giấu trong nhà, khoảng 200 triệu nhân dân tệ (khoảng 32,7 triệu USD). Để đếm
hết số tiền mặt đó, 16 máy đếm tiền phải hoạt động cật lực đến mức bốc cháy.

Một
tội phạm kinh tế bị đưa về Trung Quốc năm ngoái Ảnh: TÂN HOA XÃ
Ngoài ra, khi khám xét nhà Giám đốc Công ty Cấp nước khu
Bắc Đới Hà (tỉnh Hà Bắc) Mã Siêu Quần, 120 triệu tệ tiền mặt, 37 kg vàng, 68 bộ
giấy tờ nhà đất bị phát hiện giấu trong hơn 40 thùng đựng trái cây... Theo truyền
thông Trung Quốc, khoảng 30% trường hợp giấu tiền ngay tại nơi sinh sống, 37% cất
tại văn phòng, tại căn hộ mới mua, nhà cho thuê...
Chu Vĩnh Khang sẽ bị
trừng phạt nặng?
Cũng theo ông Hoàng Thụ Hiền, CCDI đã chuyển hồ sơ của 30
cựu quan chức cho viện kiểm sát để chuẩn bị xét xử, trong đó cựu ủy viên Thường
trực Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang là quan chức cao cấp nhất. Trong số 29 cựu
quan chức còn lại có những trợ lý thân cận của ông Chu như cựu Chủ nhiệm Ủy ban
Quản lý tài sản nhà nước Tưởng Khiết Mẫn, cựu Thứ trưởng Bộ Công an Lý Đông
Sinh, cựu Chủ tịch Chính hiệp tỉnh Tứ Xuyên Lý Sùng Hỷ, cựu ủy viên Trung ương
Đảng Thân Duy Thần.
Ông Hoàng Thụ Hiền cho biết thêm CCDI còn đang điều tra Lệnh
Kế Hoạch - nguyên chánh Văn phòng Trung ương đảng, Tô Vinh - cựu Phó Chủ tịch
Chính hiệp Trung Quốc.
Trang tin Đa chiều nhận định nhiều khả năng ông Chu - được
cho là “con hổ” lớn nhất sa lưới pháp luật kể từ khi chiến dịch chống tham
nhũng được Chủ tịch Tập Cận Bình phát động năm 2012 - khó tránh khỏi bị trừng
phạt nặng.
Tổng số tài sản của Chu Vĩnh Khang có được nhờ tham nhũng
ước tính lên tới 16 tỉ USD, bao gồm 326 ngôi nhà và căn hộ, 647 tài khoản của
Chu và gia quyến tại 145 ngân hàng, 117 tài khoản ngoại tệ, vàng ngọc, xe cộ,
tác phẩm nghệ thuật, tiền mặt... Ngoài số tiền mặt và vàng thu được khoảng 42
kg, các nhà chức trách tìm thấy 27 khẩu súng và 10.000 viên đạn các loại.
Chu Vĩnh Khang được cho là có khoảng 29 nhân tình thường
xuyên, bao gồm nhiều ngôi sao của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV),
nữ quân nhân. Đó là chưa kể đến những “mối tình một đêm” với hơn 400 ca sĩ, người
mẫu, nghệ sĩ và sinh viên, theo một số nguồn tin.
Theo thống kê của hãng tin Reuters, từ cuối năm 2013,
Trung Quốc đã bắt giữ, điều tra tổng cộng hơn 300 người nhà, bạn bè, thân tín của
ông Chu. Nhân vật mới đây nhất là Dương Vệ Trạch, ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy
Giang Tô kiêm Bí thư Thành ủy Nam Kinh.
Tân Hoa Xã ngày 8-1 đưa tin ông Dương đã bị cách chức do
bị nghi ngờ “vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng”. Nhiều nguồn tin cho biết
thời gian làm Bí thư Thành ủy Vô Tích (quê nhà của ông Chu Vĩnh Khang), ông
Dương từng phạm sai lầm và phải chạy đến cậy nhờ ông Chu.
Người nhà ông Chu đều được Dương Vệ Trạch dành cho những
lợi ích không nhỏ. Chẳng hạn như người con trai Chu Bân, Dương Vệ Trạch đã ưu
ái dành cho một dự án xây dựng cơ bản trị giá 500 triệu nhân dân tệ trong khi bản
thân sở hữu một công ty trị giá khoảng 2 tỉ nhân dân tệ.
Mở rộng chống tham nhũng ra nước ngoài Ông Hoàng Thụ Hiền cho
biết Trung Quốc đã đưa về nước hơn 500 quan chức tham nhũng chạy trốn ra nước
ngoài, thu hồi hơn 3 tỉ nhân dân tệ (khoảng 483 triệu USD). Theo lời quan chức
này, Bắc Kinh đã ký thỏa thuận với một số nước hỗ trợ hợp tác chống tham
nhũng toàn cầu, trong đó có Mỹ, Canada và Úc. Trong khi đó, Bộ Công an
Trung Quốc hôm 8-1 thông báo có 680 nghi phạm kinh tế bị đưa về nước trong
“chiến dịch săn cáo” diễn ra từ tháng 7 đến 12-2014. Tân Hoa Xã cho biết hơn
70 đội cảnh sát đã được cử ra nước ngoài để thực hiện nhiệm vụ ấy. |
Huệ
Bình
Theo
Người lao động
4,545
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN