Ngày 18-9, hàng trăm ngàn người Scotland bắt đầu đi bỏ phiếu về việc tách ra khỏi vương quốc Anh để trở thành quốc gia độc lập.

Người dân thủ đô Edinburgh xếp hàng chờ bỏ phiếu ngay từ
sáng sớm, khi các địa điểm bỏ phiếu còn chưa mở cửa - Ảnh: Reuters
Theo AFP, hơn 2.600 điểm bỏ phiếu mở cửa ở
Scotland từ lúc 6g sáng (lúc 12g, giờ VN) và trước đó đã có rất nhiều cử tri
đứng xếp hàng chờ trả lời câu hỏi: “Scotland có nên trở thành một quốc gia độc
lập hay không?”. Họ chỉ cần điền vào ô “có” hoặc “không”.
“Đây là ngày lịch sử. Quyết định này sẽ có tác
động vĩnh viễn, ảnh hưởng lớn đến con cháu chúng tôi” - cử tri Charlotte
Farish, 34 tuổi, khẳng định tại một điểm bỏ phiếu ở thủ đô Edinburgh.
Một số cử tri khác khẳng định họ đã chờ đợi cả
đời giây phút này.
Thủ hiến Scotland Alex Salmond tuyên bố: “Đây
là cơ hội của cả đời người và chúng ta phải nắm lấy nó bằng cả hai tay. Tương
lai của Scotland phải thuộc về người Scotland”.
Có tới 97% trong tổng số 4,3 triệu cử tri
Scotland đã đăng ký đi bỏ phiếu.
Năm khảo sát của các hãng YouGov, Panelbase,
Survation, Opinium và ICM công bố sáng nay cho thấy tỷ lệ ủng hộ độc lập là
48%, còn phe phản đối có 52%.
Một khảo sát của hãng Ipsos MORI cho tỷ
lệ sát sao 49% ủng hộ, 51% phản đối. Các khảo sát cho thấy vẫn còn ít nhất
600.000 cử tri chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Do đó chưa thể dự báo được kết
quả cuộc trưng cầu dân ý.
Theo kế hoạch, chính quyền Scotland sẽ công bố
kết quả bỏ phiếu vào sáng mai 19-9. Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne đã
hủy bỏ chuyến công du tới Úc để ở London chờ kết quả trưng cầu dân ý Scotland.
Mới đây Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố
ông hi vọng vương quốc Anh vẫn sẽ giữ được sự thống nhất. Bộ trưởng Tài chính
Mỹ Jack Lew cảnh báo việc Scotland tách khỏi Anh sẽ dẫn tới những hậu quả kinh
tế đáng lo ngại.
NGUYỆT PHƯƠNG
Theo Tuổi trẻ
2,758
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN