
Một phiên điều trần tại Tòa án Trọng tài
Thường trực của Liên hiệp quốc tại La Haye, Hà Lan.
Hôm thứ Hai, đại diện của Tòa này cho
BBC hay phiên xử sẽ không mở ra cho công chúng và báo giới, tuy nhiên sẽ có các
thông báo về kết quả phiên điều trần sau khi phiên xử lần này kết thúc, dự kiến
vào trung tuần tháng Bảy.
Cuối tháng Sáu, người phát ngôn Bộ ngoại
giao Philippines, Charles Jose, cho hay Philippines sẽ phát biểu vào tháng Bảy
trước tòa án trọng tài quốc tế ở Hague về vụ kiện “đường chín đoạn” của Trung
Quốc trên Biển Đông.
Bộ Ngoại giao Philippines cho biết Tòa
án hôm 7/7 sẽ nghe biện luận của Philippines và phiên xử lần này sẽ kéo dài chừng
một tuần, từ 7-13/7/2015.
Năm 2013, Manila đã gửi hồ sơ cho tòa
trong khi Trung Quốc từ chối công nhận vụ kiện.
Chúng tôi đang chuẩn bị cho việc tranh tụng tại La Haye. Các quan chức và nhà ngoại giao của Philippines với sự hỗ trợ của các luật sư Mỹ sẽ tham gia tiến trình vụ kiện Charles Jose, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines |
Bộ Ngoại giao Philippines cũng nói họ đã
chuẩn bị hồ sơ biện luận cho phiên điều trần bắt đầu vào thứ Ba tuần sau.
“Chúng tôi đang chuẩn bị cho việc tranh
tụng tại Hague," ông Charles Jose, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao
Philippines, nói với các phóng viên tại Manila hồi tháng trước.
"Các quan chức và nhà ngoại giao của
Philippines với sự hỗ trợ của các luật sư Mỹ sẽ tham gia tiến trình vụ kiện”,
ông Jose nói thêm.
Philippines nói phiên điều trần tháng Bảy
đóng vai trò quan trọng để tòa quyết định liệu đơn kiện của Manila có cơ sở hay
không.
Hồi tháng Giêng năm 2013, Manila yêu cầu
tòa án tuyên bố đường chín đoạn của Trung Quốc là mở rộng quá mức và bất hợp
pháp.
“Đường chín đoạn”, hay còn gọi là “đường
lưỡi bò”, “đường chữ U”, dùng để chỉ yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông.

Người biểu tình Philippines phản đối
Trung Quốc đe dọa chủ quyền của nước này trong một cuộc xuông đường hôm
12/6/2015.
Theo bản đồ này, chủ quyền của Trung Quốc
chiếm tới 80% diện tích Biển Đông.
'TQ
phản ứng'
Tháng Mười Hai năm ngoái, Trung Quốc nói
vụ kiện mà Philippines khởi xướng lên tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc và 'được
Việt Nam ủng hộ' là 'không có tính pháp lý'.
Hôm 11/12/2014, Người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Việt Nam Lê Hải Bình nói với các nhà báo ở Hà Nội rằng:
"Để bảo vệ các quyền và lợi ích
pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển
Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với
vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của
Việt Nam”.
Ông Bình cũng nói: "Lập trường nhất
quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử”
của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong
“đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra”.
Mặc dù phản ứng của Philippines và nhiều
quốc gia trong khu vực cũng như quốc tế, hôm 16/6/2015, Trung Quốc tuyên bố nước
này 'sắp hoàn tất dự án cải tạo đảo' ở Biển Đông.
Theo một phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao
Trung Quốc, dự án này sẽ sớm được 'hoàn tất theo kế hoạch'.
Ông này cũng nói sau hoạt động 'cải tạo
đảo', Trung Quốc sẽ tiến hành xây dựng các cơ cở hạ tầng trên những hòn đảo mà
Trung Quốc chiếm đóng trên Biển Đông.
Mới đây, Trung Quốc cũng lên tiếng 'bày
tỏ' quan ngại khi Philippines cùng Nhật Bản tổ chức 'tập trận song phương' trên
vùng biển này.
Theo BBC
3,687
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN