
Đăng kiểm viên kiểm tra hệ thống xích
neo của một tàu chở hàng trên vùng biển Quảng Ninh - Ảnh: Đăng Viên
Người
dân, doanh nghiệp hài lòng
Từ giữa năm 2014, khi Bộ GTVT có chủ trương
mở tuyến vận tải pha sông biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình, sau đó nối dài từ
đến Kiên Giang, một tổ công tác của Cục Đăng kiểm VN đã trực tiếp được điều đến
các tỉnh: Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, TP HCM, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ
để tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp về công tác đăng kiểm. Tổ công
tác đồng thời có nhiệm vụ tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp trong chuyển đổi
tàu sông S1 lên cấp tàu pha sông biển.
"Các doanh nghiệp rất hoan nghênh ngành Đăng kiểm không chỉ nâng chất lượng kiểm định, chống tiêu cực mà còn dày công nghiên cứu để đưa ra giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, góp phần tạo ra sự minh bạch, đảm bảo lợi ích chung trong vận tải”. Ông Thân Văn Thanh Phó chủ tịch Hiệp hội Vận tải ôtô VN |
Với sự sâu sát đó, thời gian qua, các
doanh nghiệp đều bày tỏ rất hài lòng với cung cách phục vụ của ngành Đăng kiểm.
Thực tế đến nay, tuyến vận tải ven biển Quảng Ninh - Kiên Giang đã vận hành trơn
tru, với gần 400 tàu mang cấp đăng kiểm VR-SB. Ông Trần Đức Lanh, Giám đốc Công
ty TNHH Thái Hà, chuyên kinh doanh vận tải tàu biển, tàu sông khu vực phía Bắc
cho biết: “Chúng tôi cứ gọi cuộc điện thoại đặt lịch cho một đơn vị đăng kiểm
là xong, phương tiện ở đâu họ cũng đến, giờ giấc thế nào đăng kiểm viên cũng
chiều theo mình, đến tận nơi thực hiện các thủ tục, hồ sơ. Có khi tiện con nước,
tiện chuyến hàng mình đề nghị kiểm tra xuyên giờ nghỉ trưa họ cũng đáp ứng,
không thấy có chuyện mè nheo, dây dưa”.
Không chỉ tàu biển, công tác đăng kiểm ô
tô hiện nay cũng được cải tiến nhiều và ngồi nhà cũng đặt được chỗ đăng kiểm.
Ông Ngô Hồng Hệ, Trưởng phòng Kiểm định xe cơ giới, Cục Đăng kiểm VN bật mí, dịch
vụ đăng kiểm xe ôtô trên toàn quốc trong thời gian qua cũng có thêm bước tiến
là khách hàng có thể đặt chỗ từ xa thông qua tổng đài điện thoại 1080, hoặc tại
một số nơi như TP HCM, Đà Nẵng, còn có thể đặt qua mạng, điện thoại trực tiếp.
Khi chủ xe ngồi nhà cũng đặt trước được chỗ đăng kiểm giúp cho việc đăng kiểm
mang tính chất dịch vụ cao hơn, văn minh hơn, xóa bỏ tâm lý xin - cho.
Để kiểm soát chất lượng dịch vụ, Cục
Đăng kiểm VN thực hiện giám sát chất lượng kiểm định thông qua hệ thống camera
từ Văn phòng Trung ương, qua kiểm tra, phúc tra đột xuất, ngẫu nhiên phương tiện
vừa hoàn thành kiểm định.
Chuẩn
hóa nhân lực đăng kiểm
Trước đây, người muốn trở thành đăng kiểm
viên (ĐKV) xe cơ giới phải được trung tâm đăng kiểm nào đó nhận và cử đi học lớp
ĐKV. Còn hiện nay, điều kiện thông thoáng hơn, người đủ điều kiện đi học trước,
nhận Giấy chứng nhận ĐKV trước, rồi xin việc sau.
Ông Đào Ngọc Xuất, Giám đốc Trung tâm
đào tạo, Cục Đăng kiểm VN cho biết: “Quy trình đào tạo mới này giúp cho nguồn
cung ứng nhân lực cho các đơn vị đăng kiểm dồi dào hơn, đáp ứng nhu cầu nhân lực
cho các đơn vị hoạt động theo hình thức xã hội hóa và cũng rộng cửa hơn cho người
muốn làm việc trong ngành Đăng kiểm”.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Thông tư
số 72 của Bộ GTVT, đầu vào nghề đăng kiểm xe cơ giới cũng “rộng cửa” hơn so với
trước đây. Người muốn trở thành ĐKV trước hết đáp ứng điều kiện tốt nghiệp đại
học (chuyên ngành công nghệ kỹ thuật ôtô hoặc kỹ thuật cơ khí, công nghệ kỹ thuật
cơ khí), đạt tối thiểu trình độ A tiếng Anh, học qua lớp tập huấn do Cục Đăng
kiểm VN tổ chức, tập sự 6 tháng tại đơn vị đăng kiểm xe cơ giới hoặc làm việc
hai năm tại cơ sở sửa chữa, bảo dưỡng, sản xuất, lắp ráp ôtô và vượt qua kỳ sát
hạch để nhận Giấy chứng nhận ĐKV. Những yêu cầu trên được xem là khá thoáng so
với trước đây, vì đầu vào của nghề đăng kiểm không còn bó hẹp là người “tốt
nghiệp đại học chuyên ngành cơ khí phương tiện GTVT đường bộ”, thời gian tập sự
nghề cũng không phải tới 36 tháng.
Đầu vào cho người muốn vào nghề đăng kiểm
thoáng hơn, người đang hành nghề cũng “dễ thở” hơn, bởi từ nay Giấy chứng nhận
ĐKV cũng có giá trị 3 năm, thay vì chỉ có giá trị trong 1 năm như trước (hết
giá trị phải trải qua kỳ kiểm tra, công nhận lại).
Trước khi quy định mới này ra đời, một số
lãnh đạo trung tâm đăng kiểm từng than phiền với Báo Giao thông, năm nào cũng
thi là quá dày và nếu không thay đổi cách thức thì vừa gây khó cho đơn vị đăng
kiểm, vừa không nâng được chất lượng đăng kiểm viên, vì quanh năm suốt tháng chỉ
lo thi và đối phó kiểm tra.
Hồng Xiêm
Theo
Báo Giao Thông
2,663
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN