
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh VGP/Nhật
Bắc
Sau khi nghe Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh
Phong Tranh báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng thời gian qua, Thủ tướng
Chính phủ nêu rõ: “Tham nhũng to nhất là trong lĩnh vực đất đai”. Tiếp đến, sử
dụng ngân sách, thu ngân sách (thuế, hải quan) cũng là lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ
thất thoát, mất mát, chia chác. Bên cạnh đó, tham nhũng còn gây nhiều nhức nhối
trong lĩnh vực chi ngân sách qua hoạt động mua sắm, đầu tư công.
Để ngăn chặn tham nhũng trong các lĩnh vực
trên, Thủ tướng cho rằng nếu chính sách đất đai rõ ràng, các quy định liên quan
tới giao đất, chuyển mục đích sử dụng, thu hồi đất… được thực hiện công khai,
minh bạch thì chắc chắn tham nhũng sẽ giảm.
Trong lĩnh vực thu ngân sách, Bộ Tài
chính phải đẩy mạnh công khai, minh bạch hơn nữa các chính sách, thủ tục về thuế,
hải quan. Đặc biệt phải đẩy mạnh thu ngân sách, thu thuế qua mạng – coi đây là
giải pháp quan trọng trong phòng chống tham nhũng. Tương tự, trong lĩnh vực mua
sắm, đầu tư, đấu thầu, Thủ tướng cũng yêu cầu phải tăng cường công khai, minh bạch.
Thủ tướng cho rằng một công trình sau
khi đấu thầu lại điều chỉnh tăng giá tới 5-7 lần, "đấu thầu, chỉ định thầu
bạt mạng, điều chỉnh giá liên tục" thì tất yếu sẽ tạo kẽ hở cho tham
nhũng.
Dẫn ví dụ từ Nhà máy Lọc dầu Dung Quất,
công trình lớn như thế mà nhà thầu giữ nguyên giá không điều chỉnh gì; hay cầu Cần Thơ dù gặp sự cố
trong khi thi công, nhưng nhà thầu cũng không điều chỉnh giá. Vậy "tại sao
người ta không điều chỉnh mà mình lại điều chỉnh?”, Thủ tướng đặt câu hỏi và
cho biết, chúng ta đã sửa Luật Đấu thầu theo hướng này. Theo đó, luật không cho
phép điều chỉnh giá. Sau khi đấu thầu phải giữ nguyên giá theo đúng thông lệ quốc
tế. Với quy định này sẽ "bịt" được kẽ hở để chạy điều chỉnh giá.
Theo Thủ tướng, trong phòng, chống tham
nhũng thì vấn đề cơ chế, thể chế, thủ tục có ý nghĩa quan trọng. Vì ban hành
thêm bao nhiêu thủ tục là có thêm bấy nhiêu “nguy cơ nhũng nhiễu, phong bì”.
Chính vì vậy, bớt được một thủ tục không cần thiết là giảm thêm một nguy cơ
tham nhũng.
Tuy nhiên, để chủ động xây dựng, hoàn thiện
thể chế, góp phần phòng, chống tham nhũng hiệu quả thì bên cạnh việc sửa luật,
các bộ, ngành mà trực tiếp là các Bộ trưởng, trong thực hiện chức trách, nhiệm
vụ của mình phải chủ động, cố gắng hoàn thiện cơ chế chính sách, cải cách thủ tục
hành chính để giảm nguy cơ tiêu cực, nhũng nhiễu.
Thủ tướng cho biết, trong lĩnh vực thuế,
từ hơn 800 giờ, Bộ Tài chính đã cải cách thủ tục để giảm xuống còn hơn 100 giờ
nộp thuế. Qua đó, giảm thêm được không ít tiêu cực, phiền hà, nhũng nhiễu, tham
nhũng. Tương tự, thời gian thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải
quan cũng giảm mạnh; thời gian thực hiện thủ tục BHXH của doanh nghiệp cũng giảm
từ hơn 300 giờ xuống còn 50 giờ… Thủ tướng cho rằng, với từng đó thủ tục đã được
đơn giản thì nguy cơ tham nhũng giảm đi rất nhiều.
Nhấn mạnh sự chủ động của các bộ, đặc biệt
là trách nhiệm của các Bộ trưởng trong việc hoàn thiện, cải cách thể chế, Thủ tướng
nói: Bộ trưởng chính là cơ chế, chính sách. Chúng ta sửa luật giảm 80 giờ thuế;
sửa Nghị định giảm 80 giờ, nhưng Bộ trưởng Tài chính chỉ sửa 1 thông tư đã giảm
được hơn 200 giờ thực hiện thủ tục thuế. Như vậy, sự chủ động của các Bộ trưởng
trong việc đơn giản hóa các thủ tục, cơ chế hành chính có vai trò quan trọng để
kiến tạo cơ chế phòng, chống tham nhũng.
Chính vì vậy, trong phòng, chống tham
nhũng, bên cạnh các việc áp dụng các biện pháp hình sự mạnh (như phạt tù...)
thì giải pháp chủ động nhất vẫn là cải cách hành chính.
Để thực hiện tốt giải pháp này, từng Bộ
trưởng phải tích cực chỉ đạo rà soát, hoàn thiện, đơn giản hóa các thủ tục hành
chính để vừa làm tốt việc phòng, chống tham nhũng vừa tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho doanh nghiệp, người dân sản xuất kinh doanh, Thủ tướng chốt lại!
Bình Minh
Theo
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ
2,061
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN