Sau khi TAND TP Bến Tre bác đơn kiện đòi
bồi thường của ông Nguyễn Văn Hoàng (ngụ phường 5, TP Bến Tre) với chủ cơ sở
bánh mì Minh Tuyến vì ăn bánh mì của cơ sở này bị ngộ độc, nhiều chuyên gia
pháp luật nhìn nhận quyết định của tòa rất đáng thất vọng!
Giao
kết bằng lời nói là hợp đồng
Căn cứ chính để tòa đưa ra kết luận trên
là ông Hoàng không xuất trình được các chứng cứ chứng minh ông đã ăn bánh mì của
cơ sở Minh Tuyến. Thế nhưng, căn cứ trên rất khiên cưỡng bởi trước đó, Sở Y tế
tỉnh Bến Tređã có kết luận chính bánh mì của cơ sở này gây ra vụ ngộ độc cho
173 người, trong đó có ông Tiến.
Theo luật sư Nguyễn Thành Công, Đoàn Luật
sư TP HCM, việc mua thực phẩm tại các hàng quán vỉa hè, không có nhãn hiệu thì
theo quy định tạo điều 401, Bộ
Luật Dân sự, hành vi mua bán này được xác định là hợp đồng được giao kết bằng
lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.
Luật sư Công cho rằng hợp đồng này cũng
sẽ đi kèm với những điều kiện ràng buộc về quyền và nghĩa vụ hợp pháp được pháp
luật bảo vệ. Nếu có những thiệt hại xảy ra (ngộ độc thực phẩm) thì chủ cơ sở sản
xuất thực phẩm phải có nghĩa vụ đền bù thiệt hại cho khách hàng. Mối quan hệ
nhân quả giữa thức ăn và sự ngộ độc là mắt xích quan trọng mang tính quyết định
khi xử lý các vụ việc loại này trong truy cứu trách nhiệm khi có sự việc xảy
ra.

Về vụ kiện trên, bà Phan Thị Việt Thu,
Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng TP HCM, nhìn nhận yêu cầu của TAND TP Bến
Tre về hóa đơn, chứng từ mua hàng là làm khó người tiêu dùng. Thực tế, những mặt
hàng thực phẩm buôn bán nhỏ, lẻ làm sao cung cấp chứng từ cho khách hàng. Người
tiêu dùng có thể kháng cáo và sử dụng các chứng cứ gián tiếp để chứng minh mình
có sử dụng thực phẩm của cơ sở Minh Tuyến và bị ngộ độc như người làm chứng,
hóa đơn điều trị ở bệnh viện...
“Với những vụ việc có yếu tố tập thể như
thế này thì Hội Bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bến Tre nên đứng ra đại diện cho người
dân khởi kiện để tòa xử thành một vụ duy nhất thay vì xử lẻ tẻ từng vụ thì chủ
cơ sở sẽ dễ dàng phủi trách nhiệm từng vụ. Tiếng nói của một tổ chức tại tòa sẽ
tốt hơn từng nạn nhân một” - bà Thu góp ý.
Có
thể xử lý hình sự
Lâu nay, nhiều người vẫn lầm tưởng những
vụ án liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm chủ yếu là xử lý dân sự. Theo luật
sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, trường hợp khách hàng bị
ngộ độc thực phẩm dẫn đến tử vong thì người bán thực phẩm sẽ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự về tội “Vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm” theo quy định
tại điều 244, Bộ
Luật Hình sự.
“Theo quy định tại điều này thì người
nào chế biến, cung cấp hoặc bán thực phẩm mà biết rõ là thực phẩm không bảo đảm
tiêu chuẩn vệ sinh an toàn, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại
nghiêm trọng cho sức khỏe của người tiêu dùng thì bị phạt tù từ 1 năm đến 5
năm. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm”
- luật sư Hậu khẳng định.
Cùng quan điểm trên, luật sư Công dẫn chứng
thêm: Điều 11, Luật
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy
định rất rõ “Cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật”. Như vậy, có thể truy cứu trách nhiệm hình sự của chủ cơ sở chế
biến bánh mì theo điều 98, Bộ Luật Hình sự về tội “Vô ý làm chết người”.
Ông
Nguyễn Minh Tâm, Giám đốc tài chính của một doanh nghiệp tại
quận 3, TP HCM: Nản
lòng người tiêu dùng Những phán quyết như trên
của tòa gây bức xúc dư luận và sẽ tạo một tiền lệ xấu đối với khiếu nại của
người dân về an toàn vệ sinh thực phẩm. Những người đang gửi đơn khởi kiện về
an toàn thực phẩm sẽ vô cùng thất vọng vì quyền lợi chính đáng của mình đã bị
tòa phủ nhận bằng những lập luận không thể hiểu nổi. Trong tình hình vệ sinh
thực phẩm đáng báo động như hiện nay, bản án như trên sẽ làm nản lòng bất cứ
ai muốn đấu tranh với các doanh nghiệp thiếu trách nhiệm, xem thường sức khỏe
người tiêu dùng. |
Nhóm phóng viên
Theo
nld.com.vn
3,526
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN