Dạo quanh các khu công nghiệp ở TP Đà Nẵng,
chúng tôi dễ dàng tìm các địa chỉ rao bán sổ bảo hiểm xã hội (BHXH). Những người
rao bán sổ BHXH dán tờ rơi quảng cáo trên các trụ điện, cột đèn ở những nơi
đông người qua lại, tập trung nhiều công nhân, người lao động.
Giao
dịch công khai
Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Người
Lao Động, các đối tượng tìm mua sổ BHXH thường nhắm vào các khu công nghiệp, nơi
có nhiều công nhân cần tiền gấp khi nghỉ việc, để mua lại sổ và ký khống nhận
tiền bảo hiểm.

Tờ rơi quảng cáo mua sổ bảo hiểm được
dán nhiều nơi quanh Khu Công nghiệp Hòa Khánh, TP Đà Nẵng Ảnh: BÍCH VÂN
Trên nhiều cột điện ở khu vực chợ Hòa
Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, phóng viên nhận thấy các tờ rơi được dán có
nội dung: “Mua sổ BHXH giá cao. Liên hệ số 090566...”. Khi chúng tôi liên hệsố
điện thoại này thì gặp một người đàn ông tự xưng là Hùng, hiện trú tại quận Sơn
Trà, TP Đà Nẵng.
Hùng cho biết anh ta nhận mua các loại sổ
BHXH và trả tiền ngay tại chỗ nếu đầy đủ giấy tờ hợp lệ. Yêu cầu mà Hùng đưa ra
là sổ BHXH phải kèm CMND bản chính và sổ hộ khẩu hoặc giấy tạm trú “chính chủ”.
“Tôi chỉ mua lại của chủ sổ chứ không mua qua tay, nếu đầy đủ giấy tờ thì chồng
tiền tại chỗ” - Hùng nói chắc nịch.
Không chỉ có các đối tượng này rao mua sổ
BHXH công khai, nhiều người lao động cũng không ngần ngại dán thông tin bán sổ
BHXH. Liên hệ một số điện thoại dán gần một khu công nghiệp, chúng tôi được chị
Nguyễn Thị Ngọc (quê Quảng Nam) cho biết đang cần bán sổ BHXH để lấy tiền mua
xe. Giá của quyển sổ được chị Ngọc rao là 8 triệu đồng.
“Tôi từng làm công nhân tại một công ty
điện tử với thời gian 2 năm 4 tháng. Nhiều chỗ trả giá sổ BHXH của tôi hơn 5
triệu đồng nhưng thấy rẻ quá nên tôi chần chừ, chưa muốn bán...” - chị Ngọc
phân trần.
Mua
bán là sai trái
Ông Nguyễn Văn Tiết, Phó Giám đốc BHXH
TP Đà Nẵng, cho biết đã phát hiện nhiều trường hợp công khai rao mua - bán sổ
BHXH.
Ông Tiết lý giải: Theo quy định hiện
hành, 1 năm sau khi nghỉ việc mà chưa tìm được việc làm mới để tiếp tục tham
gia BHXH bắt buộc thì người lao động sẽ được nhận trợ cấp BHXH 1 lần. Trong khi
đó, nhiều người không có công việc ổn định, thường xuyên nhảy việc nên nảy sinh
nhu cầu chuyển nhượng sổ BHXH để lấy tiền ngay khi nghỉ việc. Từ đó, tình trạng
mua - bán sổ BHXH phát sinh.
Theo ông Tiết, nhiều đối tượng đã lợi dụng
một số công nhân có nhận thức kém để mua lại sổ BHXH với giá thấp. Sau đó, họ
thanh toán để kiếm lãi cao, gây thiệt hại cho người lao động. Ông Tiết khẳng định
việc mua - bán sổ BHXH là sai trái nên ngay sau khi phát hiện, cơ quan BHXH TP
Đà Nẵng đã chỉ đạo BHXH các quận, huyện khắt khe hơn trong việc cấp giấy ủy quyền
nhận tiền BHXH để tránh trường hợp trục lợi.
“Theo Luật
BHXH sửa đổi vừa được thông qua thì từ năm 2016, người lao động làm việc dưới
20 năm khi nghỉ việc sẽ không còn được nhận trợ cấp một lần như hiện nay. Đây
có lẽ là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mua - bán sổ BHXH tràn lan” - ông
Tiết phỏng đoán.
BÍCH VÂN - PHƯƠNG THẢO
Theo
nld.com.vn
4,791
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN