Đã có dự thảo Nghị quyết điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân từ kỳ tính thuế năm 2026

Sau đây là một số nội dung tại dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân.

Đã có dự thảo Nghị quyết điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân từ kỳ tính thuế năm 2026

Đã có dự thảo Nghị quyết điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân từ kỳ tính thuế năm 2026 (Hình từ văn bản)

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị quyết).

Dự thảo Nghị quyết

Đã có dự thảo Nghị quyết điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân từ kỳ tính thuế năm 2026

Theo đó, đề xuất điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân như sau:

* Phương án 1:

Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 như sau:

- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 13,3 triệu đồng/tháng (159,6 triệu đồng/năm);

- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 5,3 triệu đồng/tháng.

* Phương án 2:

Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 như sau:

- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 15,5 triệu đồng/tháng (186 triệu đồng/năm);

- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 6,2 triệu đồng/tháng.

Đề xuất dự thảo Nghị quyết này được thông qua sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2026.

Trong khi đó, hiện hành mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 như sau:

- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);

- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Theo dự thảo Tờ trình dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân thì về lý do điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh được đề cập với một số nội dung như sau:

Dự thảo Tờ trình

Thời gian qua có ý kiến cho rằng mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) vẫn còn thấp, nhưng cũng có ý kiến cho rằng mức GTGC hiện nay không thấp khi so sánh với mặt bằng chung về mức sống, thu nhập của người dân hiện nay, có nhiều người lao động hiện đang có thu nhập chưa đến mức phải nộp thuế. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, cần quy định mức GTGC theo mức lương tối thiểu vùng, mức GTGC ở các đô thị, thành phố lớn cần phải cao hơn ở khu vực nông thôn, miền núi do chi phí đắt đỏ hơn; cũng có ý kiến cho rằng phải có chính sách thuế điều tiết cao hơn đối với cá nhân ở các đô thị, thành phố lớn để hạn chế nhập cư, di dân vào các đô thị lớn... 

Tuy nhiên, mức GTGC cho người nộp thuế, người phụ thuộc của người nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế TNCN là mức cụ thể theo mặt bằng chung của xã hội, không phân biệt người có thu nhập cao hay thấp, với nhu cầu tiêu dùng khác nhau và sống ở các địa bàn khác nhau. Pháp luật về thuế TNCN ở các nước, bao gồm cả các nước phát triển và đang phát triển chỉ quy định mức GTGC chung, áp dụng thống nhất, không phân biệt theo địa bàn và các bộ phận dân cư. Đối với các cá nhân làm việc tại các địa bàn khó khăn, Luật Thuế TNCN đã quy định không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN khoản trợ cấp khu vực, trợ cấp thu hút, trợ cấp chuyển vùng... nhằm hỗ trợ người lao động cũng như thu hút cá nhân làm việc tại các địa bàn này. 

Ngoài ra, cá nhân có khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì pháp luật về thuế TNCN có quy định giảm thuế cho các trường hợp này.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước cho thấy, hầu hết pháp luật Thuế TNCN của các nước đều có quy định về mức GTGC theo các hình thức và cách thức khác nhau. Về phân loại, các khoản giảm trừ TNCN các nước áp dụng được chia thành ba nhóm sau: i) giảm trừ chung cho cá nhân người nộp thuế; ii) các khoản giảm trừ cho người phụ thuộc, như giảm trừ cho con, cho vợ hoặc chồng, cho bố, mẹ... và iii) các khoản giảm trừ có tính chất đặc thù (ví dụ, giảm trừ cho chi phí y tế, giáo dục...).

 

537

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác