Hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân từ ngày 01/01/2026

Nội dung bài viết hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.

Hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân từ ngày 01/01/2026 (hình ảnh từ Internet)

Hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân từ ngày 01/01/2026 (hình ảnh từ Internet)

Ngày 26/6/2025, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025.

Hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân từ ngày 01/01/2026

Cụ thể, tại Điều 8 Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:

(1) Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 và quy định khác của pháp luật có liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân thì tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

(2) Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân thực hiện theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 8 Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

(3) Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua, bán dữ liệu cá nhân là 10 lần khoản thu có được từ hành vi vi phạm; trường hợp không có khoản thu từ hành vi vi phạm hoặc mức phạt tính theo khoản thu có được từ hành vi vi phạm thấp hơn mức phạt tiền tối đa quy định tại (5) thì áp dụng mức phạt tiền theo quy định tại (5).

(4) Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức có hành vi vi phạm quy định chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới là 5% doanh thu của năm trước liền kề của tổ chức đó; trường hợp không có doanh thu của năm trước liền kề hoặc mức phạt tính theo doanh thu thấp hơn mức phạt tiền tối đa theo quy định tại (5) thì áp dụng mức phạt tiền theo quy định tại (5).

(5) Mức phạt tiền tối đa trong xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu cá nhân là 03 tỷ đồng.

(6) Mức phạt tiền tối đa quy định tại (3), (4) và (5) được áp dụng đối với tổ chức; cá nhân thực hiện cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền tối đa bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.

Các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật bảo vệ dữ liệu cá nhân

Tại Điều 7 Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 như sau:

- Xử lý dữ liệu cá nhân nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Cản trở hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân.

- Lợi dụng hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

- Xử lý dữ liệu cá nhân trái quy định của pháp luật.

- Sử dụng dữ liệu cá nhân của người khác, cho người khác sử dụng dữ liệu cá nhân của mình để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.

- Mua, bán dữ liệu cá nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.

- Chiếm đoạt, cố ý làm lộ, làm mất dữ liệu cá nhân.

Hướng dẫn áp dụng pháp luật bảo vệ dữ liệu cá nhân từ 01/01/2026

Theo đó, tại Điều 5 Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 hướng dẫn áp dụng bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:

- Hoạt động bảo vệ dữ liệu cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có quy định cụ thể về bảo vệ dữ liệu cá nhân mà không trái với nguyên tắc bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của Luật này thì áp dụng quy định của luật, nghị quyết đó.

- Trường hợp luật, nghị quyết của Quốc hội ban hành sau ngày 01/01/2026 có quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân khác với quy định của Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 thì phải quy định cụ thể nội dung thực hiện hoặc không thực hiện theo quy định của Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025, nội dung thực hiện theo quy định của luật, nghị quyết đó.

- Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân, đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới theo quy định của Luật này thì không phải thực hiện đánh giá rủi ro xử lý dữ liệu cá nhân, đánh giá tác động chuyển dữ liệu cá nhân xuyên biên giới theo quy định của pháp luật về dữ liệu.

Xem thêm Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2026

109

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác