Công văn 6430: Hướng dẫn thực thi phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính

Sau đây là bài viết có nội dung về hướng dẫn thực thi phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính được quy định tại Công văn 6430/VPCP-KSTT năm 2025.

Công văn 6430: Hướng dẫn thực thi phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính

Công văn 6430: Hướng dẫn thực thi phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính (Hình từ Internet)

Ngày 11/7/2025, Văn phòng chính phủ ban hành Công văn 6430/VPCP-KSTT về thực thi phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính.

Công văn 6430/VPCP-KSTT

Công văn 6430: Hướng dẫn thực thi phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính

Theo nội được quy định tại Công văn 6430/VPCP-KSTT năm 2025 thì xét theo đề nghị của Bộ Tư pháp tại Báo cáo 343/BC-BTP năm 2025 về việc thực thi phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định 1015/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã có một số ý kiến chỉ đạo về thực thi phương án phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính được quy định tại Công văn 6430/VPCP-KSTT năm 2025 như sau:

- Đồng ý với đề xuất của Bộ Tư pháp tại Báo cáo 343/BC-BTP năm 2025 về việc đưa các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực trợ giúp pháp lý ra khỏi phương án đã phê duyệt tại điểm 2 mục Đ Phụ lục XV ban hành kèm theo Quyết định 1015/QĐ-TTg năm 2022.

“2. Nhóm các thủ tục: Cấp thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý (mã TTHC: 2.000587); Cấp lại thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý (mã TTHC: 2.000518).

a) Nội dung phân cấp: Phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC từ Sở Tư pháp về Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp.

b) Kiến nghị thực thi:

- Sửa đổi, bổ sung Điều 24 Luật Trợ giúp pháp lý; sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 16, khoản 2 Điều 19 Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý; sửa đổi, bổ sung khoản 2, 9 Điều 34 Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2022 - 2025.”

Bộ Tư pháp tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý trong quá trình đề xuất sửa đổi Luật Trợ giúp pháp lý 2017 và các văn bản pháp luật có liên quan.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chủ động rà soát, căn cứ điều kiện thực tiễn tại địa phương để phân cấp thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính trong lĩnh vực nuôi con nuôi cho Sở Tư pháp theo phương án đã phê duyệt tại điểm 4 mục C Phụ lục XV ban hành kèm theo Quyết định 1015/QĐ-TTg năm 2022.

“4. Nhóm các thủ tục: Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (mã TTHC: 1.003160); Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (mã TTHC: 1.003179); Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trường hợp cha dượng, mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi (mã TTHC: 1.004878); Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng (mã TTHC: 1.010547).

a) Nội dung phân cấp: Phân cấp thẩm quyền giải quyết TTHC từ UBND cấp tỉnh về Sở Tư pháp.

b) Kiến nghị thực thi:

- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 9 Luật Nuôi con nuôi.

- Lộ trình thực hiện: Giai đoạn 2022 - 2025.”

Bảo đảm phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 (Luật số 72/2025/QH15) và chủ trương đẩy mạnh phân cấp, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Văn phòng Chính phủ thông báo để Bộ Tư pháp và các địa phương biết, thực hiện.

Xem thêm tại Công văn 6430/VPCP-KSTT ban hành ngày 11/7/2025.

35

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác