
Thủ tục xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại (Hình ảnh từ Internet)
Ngày 01/7/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 186/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Tài sản công là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 thì tài sản công là tài sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, bao gồm:
- Tài sản công phục vụ hoạt động quản lý, cung cấp dịch vụ công, bảo đảm quốc phòng, an ninh tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;
- Tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng;
- Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân;
- Tài sản công tại doanh nghiệp;
- Tiền thuộc ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối nhà nước;
- Đất đai và các loại tài nguyên khác.
Thủ tục xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
Căn cứ tại Điều 35 Nghị định 186/2025/NĐ-CP hướng dẫn xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tài sản công bị mất, bị hủy hoại, cơ quan có tài sản công có trách nhiệm xác định nguyên nhân, trách nhiệm để xảy ra việc tài sản công bị mất, bị hủy hoại, lập 01 bộ hồ sơ đề nghị xử lý gửi cơ quan quản lý cấp trên (nếu có cơ quan quản lý cấp trên) đề báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Nghị định này xem xét, quyết định.
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm:
+ Văn bản đề nghị xử lý của cơ quan có tài sản công theo Mẫu số 01/TSC-XLTS ban hành kèm theo Nghị định 186/2025/NĐ-CP: 01 bản chính.
+ Văn bản đề nghị xử lý tài sản công bị mất, bị hủy hoại của cơ quan quản lý cấp trên (nếu có cơ quan quản lý cấp trên): 01 bản chính.
+ Các hồ sơ, tài liệu chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại (nếu có): 01 bản sao.
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điều 34 Nghị định này quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại. Nội dung chủ yếu của Quyết định xử lý tài sản công trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm:
+ Cơ quan có tài sản bị mất, bị hủy hoại.
+ Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại (tên tài sản; số lượng; diện tích (đối với tài sản là đất, nhà); nguyên giá, giá trị còn lại theo số kế toán; lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại).
+ Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có quyết định xử lý của cơ quan, người có thẩm quyền, cơ quan có tài sản công hạch toán giảm tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán; báo cáo kê khai biến động tài sản theo quy định.
- Việc xử lý trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Xem thêm Nghị định 186/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Bãi bỏ các văn bản quy phạm pháp luật sau đây:
- Nghị định 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
- Nghị định 114/2024/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
- Nghị định 50/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chỉ tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
- Khoản 2 Điều 14 Nghị định 125/2025/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
- Điều 3 Nghị định 127/2025/NĐ-CP quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.
12
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN