Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường và đặc khu

Bài viết dưới đây là nội dung về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường và đặc khu.

 

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường và đặc khu

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường và đặc khu (Hình từ internet)

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường và đặc khu

**Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường

Theo quy định tại Điều 26 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, Uỷ ban nhân dân phường thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn như đối với Uỷ ban nhân dân xã (trừ

quy định liên quan đến “thôn”) và thực hiện thêm các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Quyết định biện pháp để thực hiện quy hoạch đô thị, phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật, bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển đô thị, quy hoạch chung của chính quyền địa phương cấp tỉnh;

- Quyết định các biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế đô thị, thương mại, dịch vụ, tài chính, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo phù hợp với đặc điểm của đô thị theo quy định của pháp luật;

- Quyết định thành lập, tổ chứ c lại, giải thể, đặt tên, đổi tên tổ dân phố; quyết định cụ thể số lượng người hoạt động không chuyên trách hưở ng phụ cấp từ ngân sách nhà nước trên đị a bàn theo quy đị nh của chính quyền địa phương cấp tỉnh

**Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân đặc khu

Theo quy định tại Điều 27 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn như đối với Ủy ban nhân dân xã. Trường hợp đặc khu được công nhận loại đô thị theo quy đị nh của pháp luật thì Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện các nhiệm vụ , quyền hạn như đối với Ủy ban

nhân dân phường.

Đối với đặc khu có dân số thường trú dưới 1.000 người không tổ chức cấp chính quyền địa phương (không tổ chức Hội đồng nhân dân), theo hướng dẫn tại Công văn số 4168/BNV-CQĐP hướng dẫn một số nội dung về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính thì Ủy ban nhân dân đặc khu thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã quy định tại Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025, trừ nhiệm vụ xây dựng, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét ban hành nghị quyết để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân xã và tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã (khoản 1 Điều 22 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025). Bên cạnh đó, do không tổ chức cấp chính quyền địa phương (không tổ chức Hội đồng nhân dân) nên Ủy ban nhân dân đặc khu trong trường hợp đặc thù này còn thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân cấp xã, gồm:

- Xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, hia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp mình (điểm c khoản 2 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025);

- Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể, đặt tên, đổi tên thôn theo quy định của pháp luật; quyết định cụ thể số lượng người hoạt động không chuyên trách hưởng phụ cấp từ ngân sách nhà nước trên địa bàn theo quy định của chính quyền địa phương cấp tỉnh (điểm d khoản 2 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025);

- Quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án trên địa bàn theo quy định của pháp luật về đầu tư công; quyết định biện pháp huy động sự đóng góp của Nhân dân

để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, công trình công cộng, phúc lợi trên địa bàn theo quy định của pháp luật (điểm c khoản 3 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025);

- Quyết định biện pháp thúc đẩy liên kết, hợp tác giữa các đơn vị hành chính cấp xã (điểm d khoản 3 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025);

- Quyết định chương trình, biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo quy định của pháp luật (điểm đ khoản 3 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025);

- Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, thông tin, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số:

+ Quyết định biện pháp, chương trình, đề án về phát triển khoa học, công nghệ, thông

tin, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trên địa bàn;

+ Quyết định biện pháp xây dựng chính quyền địa phương số, kinh tế số, xã hội số ở địa bàn; biện pháp đẩy mạnh ứ ng dụng công nghệ, thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động của chính quyền địa phương cấp mình và cung ứ ng dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp trên địa bàn theo quy định của pháp luật (khoản 4 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025);

- Trong lĩnh vực đất đai, tài nguyên, môi trường, nông lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng và giao thông:

+ Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp mình trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt;

+ Quyết định biện pháp quản lý, sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên nước, rừng, bảo vệ môi trường trên địa bàn theo quy hoạch, kế hoạch và quy định của pháp luật; biện pháp thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn;

+ Quyết định biện pháp phát triển nông nghiệp, nông thôn, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, xây dựng, giao thông; biện pháp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn (khoản 5 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025);

- Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao:

+ Quyết định biện pháp phát triển sự nghiệp giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; chăm só sức khỏe ban đầu cho Nhân dân; phát triển văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

+ Quyết định biện pháp thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật (khoản 6 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025);

- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật (khoản 9 Điều 21 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025).

Như vậy, trên đây là nội dung về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân phường và đặc khu.

22

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác