
Đã có Thông tư liên tịch 05/2025 về tiến hành tố tụng trong xét xử vắng mặt bị can bị cáo (Hình từ Internet)
Ngày 1/7/2025, Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án nhân dân tối cao đã có Thông tư liên tịch 05/2025/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC về phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử vắng mặt bị can bị cáo.
 |
Thông tư liên tịch 05/2025/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC |
Đã có Thông tư liên tịch 05/2025 về tiến hành tố tụng trong xét xử vắng mặt bị can bị cáo
Theo đó, thì việc xét xử vắng mặt bị cáo được quy định tại Thông tư liên tịch 05/2025/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC với nội dung như sau:
- Trường hợp đã có quyết định truy tố vắng mặt bị can, Tòa án phải kiểm tra tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án, nếu có đủ căn cứ, điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 05/2025/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC thì hết thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án căn cứ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi 2025) để xem xét, quyết định đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị cáo.
Trường hợp trong giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc giai đoạn xét xử, bị can bị cáo trở về, đầu thú hoặc bắt được bị can bị cáo thì Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
- Trường hợp Viện kiểm sát quyết định việc truy tố theo thủ tục chung, nhưng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử không biết rõ bị can bị cáo đang ở đâu thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã bị can bị cáo.
Sau khi hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà việc truy nã không có kết quả thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị can bị cáo nếu có đủ căn cứ, điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi 2025) và Điều 4 Thông tư liên tịch 05/2025/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC.
- Trường hợp Viện kiểm sát quyết định việc truy tố theo thủ tục chung, sau khi đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử mà bị cáo trốn thì Hội đồng xét xử tạm đình chỉ vụ án và yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi 2025).
Hết thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định truy nã mà việc truy nã không có kết quả thì Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã phải thông báo cho Tòa án biết để xem xét, quyết định phục hồi vụ án và quyết định đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị cáo nếu đủ căn cứ, điều kiện quy định tại điểm a khoản 2 Điều 290 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi 2025) và Điều 4 Thông tư liên tịch 05/2025/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC.
Trường hợp không đủ căn cứ, điều kiện để xét xử vắng mặt thì Tòa án giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
- Trường hợp đã có cáo trạng truy tố vắng mặt bị can, nhưng Tòa án xét thấy không có đủ căn cứ, điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 05/2025/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC và có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi 2025) thì Tòa án quyết định trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung hoặc Tòa án quyết định tạm đình chỉ vụ án.
Sau khi điều tra bổ sung theo yêu cầu của Tòa án và có đủ căn cứ, điều kiện theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 05/2025/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC thì Tòa án xem xét, quyết định đưa vụ án ra xét xử vắng mặt bị cáo.
- Trình tự, thủ tục tại phiên tòa khi xét xử vắng mặt bị cáo được thực hiện theo quy định tại Chương XXI và Chương XXII Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 (sửa đổi 2025) và các thủ tục sau đây:
+ Hội đồng xét xử công bố lý do xét xử vắng mặt bị cáo, lý lịch; phổ biến quyền và nghĩa vụ của bị cáo vắng mặt; kêu gọi bị cáo đầu thú, có mặt tại phiên tòa để thực hiện quyền tự bào chữa và được hưởng các tình tiết giảm nhẹ, khoan hồng theo quy định của pháp luật;
+ Người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của bị cáo vắng mặt phát biểu ý kiến, đưa ra tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo; đọc bản tự bào chữa của bị cáo, nếu có.
Xem thêm tại Thông tư liên tịch 05/2025/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC có hiệu lực từ 01/7/2025.
44
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN