Từ ngày 01/01/2026, cho phép tự do ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng trong một số trường hợp

Quốc hội đã thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, theo đó từ ngày 01/01/2026, nhà nước cho phép tự do ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng trong một số trường hợp.

Từ ngày 01/01/2026, cho phép tự do ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng trong một số trường hợp (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 26/6/2025, Quốc hội chính thức thông qua Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025.

Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025

Từ ngày 01/01/2026, cho phép tự do ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng trong một số trường hợp

Căn cứ Điều 32 Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 quy định về việc bảo vệ dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng, hoạt động công cộng như sau:

1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được ghi âm, ghi hình và xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng, hoạt động công cộng mà không cần có sự đồng ý của chủ thể dữ liệu cá nhân trong các trường hợp sau đây:

a) Để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

b) Âm thanh, hình ảnh, các thông tin nhận dạng khác thu được từ các hoạt động công cộng bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể dữ liệu cá nhân;

c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp ghi âm, ghi hình theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo hoặc bằng hình thức thông tin khác để chủ thể dữ liệu cá nhân biết được mình đang bị ghi âm, ghi hình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

3. Dữ liệu cá nhân thu được chỉ được xử lý, sử dụng phù hợp với mục đích xử lý, không được sử dụng vào các mục đích trái pháp luật hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể dữ liệu cá nhân.

4. Dữ liệu cá nhân thu được từ hoạt động ghi âm, ghi hình tại nơi công cộng, hoạt động công cộng chỉ được lưu trữ trong khoảng thời gian cần thiết để phục vụ mục đích thu thập, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Khi hết thời hạn lưu trữ, dữ liệu cá nhân phải được xóa, hủy theo quy định của Luật này.

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện ghi âm, ghi hình, xử lý dữ liệu cá nhân thu được từ ghi âm, ghi hình trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, từ ngày 01/01/2026, cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép tự do ghi âm khi thuộc các trường hợp:

(1) Để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

(2) Âm thanh, hình ảnh, các thông tin nhận dạng khác thu được từ các hoạt động công cộng bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của chủ thể dữ liệu cá nhân và các trường hợp khác do pháp luật quy định.

Tuy nhiên, khi ghi âm thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo hoặc bằng hình thức thông tin khác để chủ thể dữ liệu cá nhân biết được mình đang bị ghi âm, ghi hình (trừ trường hợp Luật có quy định khác) và mục đích ghi âm không nhằm mục đích trái pháp luật hoặc xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể dữ liệu cá nhân.

Sau khi đoạn ghi âm, ghi hình không còn mục đích sử dụng thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải xóa đi đoạn ghi âm, ghi hình đó.

Xem thêm Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2026.

182

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác