
Mẫu giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai mới nhất 2025 và cách ghi (Mẫu số 11) (Hình từ internet)
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư 25/2025/TT-BYT quy định chi tiết thi hành Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn, vệ sinh lao động về lĩnh vực y tế và một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh.
Mẫu giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai mới nhất 2025 và cách ghi (Mẫu số 11)
Theo đó, mẫu giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai mới nhất 2025 là Mẫu số 11 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 25/2025/TT-BYT như sau:
 |
Mẫu số 11 |

Cách ghi giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai mới nhất 2025
1. Phần thông tin người bệnh:
Mục “mã số bảo hiểm xã hội/thẻ bảo hiểm y tế”: Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2. Phần chẩn đoán:
- Phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe và ghi mã bệnh theo ICD-10 và tên bệnh, trường hợp không có mã bệnh theo ICD-10 thì ghi tên bệnh.
- Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này;
- Ghi rõ số tuần tuổi thai. Việc xác định tuần tuổi thai dựa vào ngày đầu kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Trong trường hợp không xác định được tuần tuổi thai, người hành nghề khám chữa bệnh cần ghi ước tính tương đương tuổi thai.
3. Mục số ngày nghỉ:
- Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai.
- Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.
Ví dụ: Ngày khám là ngày 13 tháng 6 năm 2025 và phải nghỉ 30 ngày thì tại phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 13 tháng 6 năm 2025 đến ngày 13 tháng 7 năm 2025).
- Trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai thì việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ vẫn phải trùng với ngày người bệnh đến khám. Riêng phần ngày tháng năm cấp giấy phải ghi theo đúng thực tế.
Ví dụ: Ngày 14 tháng 6 năm 2025 chị Nguyễn Tuyết A đã được cấp giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai trong thời gian 30 ngày từ ngày 14 tháng 6 đến ngày 14 tháng 7 năm 2025. Đến ngày 15 tháng 9 năm 2025, chị Nguyễn Tuyết A có văn bản đề nghị cấp lại giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai và ngày 16 tháng 9 năm 2025 cơ sở thực hiện việc cấp lại giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai thì việc ghi giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai được thực hiện như sau:
+ Phần số ngày nghỉ để điều trị bệnh ghi là 30 ngày và ghi rõ là từ ngày 14 tháng 6 năm 2025 đến ngày 14 tháng 7 năm 2025).
+ Phần ngày tháng năm liền kề phía trên của cụm từ "Người hành nghề KB, CB" ghi là ngày 16 tháng 9 năm 2025.
4. Phần xác nhận của đại diện cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ký, ghi rõ họ tên. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người đại diện của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký tên, đóng dấu.
Một số giấy tờ trong hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản từ 01/7/2025
- Giấy tờ chứng minh quá trình điều trị vô sinh của lao động nữ, gồm một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy ra viện;
+ Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án;
+ Giấy xác nhận quá trình điều trị nội trú;
+ Giấy xác nhận quá trình điều trị vô sinh của lao động nữ.
- Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai, gồm một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy ra viện;
+ Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án;
+ Giấy xác nhận quá trình điều trị nội trú;
+ Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội;
+ Giấy xác nhận nghỉ dưỡng thai.
- Mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy ra viện, bản tóm tắt hồ sơ bệnh án và giấy xác nhận quá trình điều trị nội trú thực hiện theo quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư 25/2025/TT-BYT.
(Điều 12 Thông tư 25/2025/TT-BYT)
42
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN