
Đã có Nghị định 171/2025/NĐ-CP quy định đào tạo bồi dưỡng công chức (Hình từ Internet)
Ngay 30/6/205, Chính phủ đã ban hành Nghị định 171/2025/NĐ-CP quy định đào tạo bồi dưỡng công chức.
 |
Nghị định 171/2025/NĐ-CP quy định đào tạo bồi dưỡng công chức |
Đã có Nghị định 171/2025/NĐ-CP quy định đào tạo bồi dưỡng công chức
Theo đó, tại Nghị định 171/2025/NĐ-CP thì Chính phủ đã quy định về việc đào tạo công chức như sau:
(1) Yêu cầu về đào tạo sau đại học
- Đào tạo sau đại học đối với công chức nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu xây dựng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao của cơ quan, đơn vị. Ưu tiên đào tạo các lĩnh vực: khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, công nghệ số.
- Việc đào tạo sau đại học đối với công chức thực hiện theo quy định của pháp luật về giáo dục và đào tạo.
(2) Điều kiện cử đi đào tạo sau đại học
- Công chức có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên.
- Công chức không quá 45 tuổi tỉnh từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu.
- Công chức có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo sau đại học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 03 lần thời gian đào tạo.
- Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
- Công chức được cử đi đào tạo sau đại học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết bởi cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 5 Nghị định 171/2025/NĐ-CP còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
(3) Đền bù chi phí đào tạo sau đại học
Công chức được cử đi đào tạo sau đại học bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc nguồn kinh phí của cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng công chức phải đền bù chi phí đào tạo khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tự ý bỏ học, bỏ việc trong thời gian đào tạo.
- Thực hiện hình thức kỷ luật buộc thôi việc theo quy định.
- Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
- Đã hoàn thành khóa đào tạo và được cấp văn bằng tốt nghiệp nhưng bỏ việc, bị kỷ luật buộc thôi việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 171/2025/NĐ-CP.
(4) Điều kiện không phải đền bù và được giảm chi phí đền bù
- Điều kiện không phải đền bù
+ Trường hợp công chức được cử đi đào tạo sau đại học nhưng không được cấp bằng do bị bệnh hiểm nghèo, bị rủi ro do thiên tai và dịch bệnh được cấp có thẩm quyền xác nhận thì không phải đền bù chi phí đào tạo.
+ Trường hợp công chức được cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo sau đại học nhưng sau đó được cơ quan có thẩm quyền quyết định điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển công tác sang cơ quan khác nhưng vẫn thuộc hệ thống cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã thì không phải đền bù chi phí đào tạo.
- Điều kiện được giảm chi phí đền bù
Trường hợp công chức là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác (không tính thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1,5% chi phí đền bù. Trường hợp công chức không phải là nữ hoặc là người dân tộc thiểu số thì mỗi năm công tác của công chức (không tính thời gian công tác sau khi được đào tạo) được tính giảm 1% chi phí đền bù.
Xem thêm tại Nghị định 171/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/7/2025.
152
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN