Sắp sửa 03 luật về giáo dục
Nội dung đề cập tại Nghị quyết 191/NQ-CP năm 2025 Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2025 do Chính phủ ban hành.
Cụ thể, 03 luật về về giáo dục dự kiến được sửa đổi, dưới đây là ý kiến của Chính phủ về 03 dự án luật sửa đổi.
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục
Chính phủ cơ bản thống nhất nội dung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo trình. Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ và ý kiến tại Phiên họp Chính phủ để hoàn thiện dự án Luật theo quy định, bảo đảm các yêu cầu sau:
- Bám sát ch trương của Đảng về giáo dục và đào tạo tại Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương, Kết luận 91-KL/TW ngày 12 tháng 8 năm 2024 của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Kết luận 84-KL/TW ngày 21 tháng 6 năm 2024 của Bộ chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới và các nội dung về giáo dục và đào tạo trong các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mới ban hành; bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật, phù hợp với các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thống nhất và không chồng chéo, mâu thuẫn với Luật Nhà giáo, một số luật có liên quan được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 và dự thảo Luật Giáo dục đại học (thay thế), Luật Giáo dục nghề nghiệp (thay thế).
- Rà soát các điều khoản trong dự thảo Luật, tập trung sửa đổi các nội dung không còn phù hợp, giải quyết các vướng mắc, “nút thắt”, bất cập đã được chỉ ra khi tổng kết, đánh giá thi hành Luật Giáo dục 2019; bổ sung những vấn đề mới, cần thiết, cấp bách phát sinh trong thực tiễn để thúc đẩy đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, những vấn đề chưa thực sự cấp thiết thì cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất khi sửa đổi toàn diện Luật Giáo dục 2019.
- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, phân cấp, phân quyền, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của từng cấp, từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tổ chức và hoạt động giáo dục và đào tạo; giao Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết các nội dung về thủ tục hành chính, quy trình, quy chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và các nội dung có tính biến động cao.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ; chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước khi trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XV.
Hồ sơ chính sách Luật Giáo dục đại học (thay thế)
Chính phủ thống nhất sự cần thiết xây dựng Luật Giáo dục đại học (thay thế) nhằm thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng, hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy tự chủ đại học gắn với trách nhiệm giải trình, hiện đại hóa hệ thống giáo dục đại học và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số, hội nhập quốc tế sâu rộng; cơ bản thống nhất nội dung 06 chính sách do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, nội dung, cơ sở thực tiễn và pháp lý, phạm vi trách nhiệm, nguồn lực thực hiện và lộ trình triển khai.
Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ và ý kiến tại Phiên họp Chính phủ để hoàn thiện các chính sách của Luật Giáo dục đại học (thay thế) theo quy định, bảo đảm các yêu cầu sau đây:
- Bám sát chủ trương của Đảng về giáo dục và đào tạo tại Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương, Kết luận 91-KL/TW ngày 12 tháng 8 năm 2024 của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Kết luận 84-KL/TW ngày 21 tháng 6 năm 2024 của Bộ chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới và các nội dung về giáo dục và đào tạo trong các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mới ban hành; bảo đảm sự phù hợp trong hệ thống pháp luật và các điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất với Luật Nhà giáo, Luật Giáo dục, Luật Khoa học, công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các luật khác có liên quan.
- Thể hiện định hướng xây dựng Luật theo hướng chỉ quy định nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện và những vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội; các nội dung cụ thể giao cấp có thẩm quyền quy định chi tiết; rà soát, kế thừa các quy định còn phù hợp, lược bỏ tối đa quy trình, thủ tục hành chính không cần thiết; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật thời gian qua (như quy định về Hội đồng trường của cơ sở giáo dục đại học công lập...)
- Tăng cường phân cấp, phân quyền, cụ thể hóa các cơ chế tăng cường quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình, tăng hiệu lực kiểm định và giám sát chất lượng, xây dựng môi trường học thuật liêm chính, sáng tạo trong các cơ sở giáo dục đại học; quy định rõ vai trò của cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, cơ chế liên kết giữa đào tạo - nghiên cứu - thị trường lao động; nâng cao chất lượng quản trị cơ sở giáo dục đại học, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chất lượng giáo dục đại học, nhất là trong kiểm tra, kiểm soát, bảo đảm chất lượng tuyển sinh đầu vào và chất lượng đầu ra.
- Xây dựng cơ chế thực thi chính sách bảo đảm khả thi, đồng bộ, gắn với nâng cao năng lực quản trị của cơ sở giáo dục đại học; phát triển cơ sở dữ liệu số của ngành, chuẩn hóa chỉ số giám sát, đánh giá chất lượng và hiệu quả hoạt động, làm căn cứ phân bố nguồn lực, kiểm soát chất lượng và thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ để chỉnh lý, hoàn thiện nội dung chính sách theo quy định; trên cơ sở đó, chủ động tổ chức việc soạn thảo dự án Luật, trình Chính phủ tại Phiên họp Chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025.
Hồ sơ chính sách Luật Giáo dục nghề nghiệp (thay thế)
Chính phủ thống nhất sự cần thiết xây dựng Luật Giáo dục nghề nghiệp (thay thế) nhằm thể chế hóa mạnh mẽ chủ trương, đường lối của Đảng, chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; cơ bản thống nhất nội dung 05 chính sách do Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất. Việc xây dựng, ban hành Luật nhằm tạo hành lang pháp lý ổn định, thúc đẩy đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ và ý kiến tại Phiên họp Chính phủ để hoàn thiện các chính sách của Luật Giáo dục nghề nghiệp (thay thế) theo quy định, bảo đảm các yêu cầu sau:
- Bám sát chủ trương của Đảng về giáo dục và đào tạo tại Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương, Kết luận 91-KL/TW ngày 12 tháng 8 năm 2024 của Bộ Chính trị về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Kết luận 84-KL/TW ngày 21 tháng 6 năm 2024 của Bộ chính trị về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới và các nội dung về giáo dục và đào tạo trong các Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ mới ban hành.
- Tiếp tục rà soát những vấn đề mới về giáo dục nghề nghiệp bảo đảm phù hợp với thực tiễn, trong đó có: (i) Chức năng, nhiệm vụ của trường trung học nghề và trường trung cấp; (ii) Quy định về công nhận kết quả học tập, kỹ năng nghề tích lũy, bảo đảm quyền học tập suốt đời và thúc đẩy liên thông giữa các chương trình; (iii) Vai trò, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp; (iv) Đổi mới cơ chế đảm bảo chất lượng, kiểm định theo hướng độc lập, minh bạch, tăng quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tăng cường trách nhiệm giải trình; (v) Hoàn thiện cơ chế tài chính theo hướng minh bạch, hiệu quả, khuyến khích xã hội hóa, hợp tác công - tư, bảo đảm chính sách hỗ trợ người học yếu thế, ngành nghề đặc thù.
- Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với đề cao trách nhiệm người đứng đầu; cải cách triệt để thủ tục hành chính và đẩy mạnh áp dụng công nghệ, chuyển đổi số trong công tác quản lý nhà nước và công tác quản trị cơ sở giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm thống nhất với các nội dung có liên quan được đề xuất sửa đổi tại dự án Luật Giáo dục đại học (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến Thành viên Chính phủ để chỉnh lý, hoàn thiện nội dung chính sách theo quy định; trên cơ sở đó, chủ động tổ chức việc soạn thảo dự án Luật, trình Chính phủ tại Phiên họp Chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7 năm 2025.
54