Đã có dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung chi tiết về việc đã có dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

Đã có dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

Đã có dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) (Hình từ internet)

Đã có dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang xây dựng dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi).

dự thảo Luật

Theo đó, Luật này quy định về hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chính sách và quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam.

Luật này áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Bố cục của dự thảo Luật gồm 09 Chương, 50 Điều. Cụ thể:

Chương I. Quy định chung, gồm 06 điều

Chương II. Tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gồm 05 điều

Chương III. Hoạt động đào tạo, gồm 07 điều

Chương IV. Giảng viên, giáo viên, người dạy nghề và người học, gồm 06 điều

Chương V. Bảo đảm và kiểm định chất lượng, gồm 07 điều

Chương VI. Hợp tác với doanh nghiệp trong GDNN, gồm 04 điều

Chương VII. Tài chính, tài sản, gồm 06 điều

Chương VIII. Hợp tác và đầu tư nước ngoài trong GDNN, gồm 05 điều

Chương IX. Điều khoản thi hành, gồm 04 điều.

Những nội dung chính dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

- Quy định rõ trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp trong đó bổ sung trung học nghề (Điều 3).

- Việc lập quy hoạch mạng lưới cơ sở GDNN phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định của Luật Quy hoạch và bảo đảm cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo và cơ cấu vùng, miền; tỉnh đa dạng, đồng bộ của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, gần đào tạo với sản xuất, kinh doanh và dịch vụ; từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Việc sắp xếp, tổ chức lại, đầu tư cơ sở GDNN theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Điều 4).

- Quy định cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo hướng kế thừa sự ổn định của hệ thống, đồng thời, mở rộng hệ thống các cơ sở đủ điều kiện tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ (Điều 5).

- Quy định về tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở GDNN: Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được tự chủ toàn diện trong hoạt động chuyên môn và quản trị nội bộ (Điều 6).

- Quy định về hội đồng trường thống nhất với Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học; quy định trách nhiệm, quyền hạn của chủ tịch hội đồng trường, giao Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền hạn của chủ tịch hội đồng trường, hiệu trưởng và hướng dẫn việc xây dựng quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có nội dung về cơ cấu tổ chức của cơ sở GDNN (Điều 8, Điều 9).

- Quy định các chính sách tài chính cho GDNN (Điều 36)

+ Chính sách của nhà nước về thuế và đất đai: Dự thảo quy định các chính sách ưu đãi tối đa và cụ thể để thúc đẩy phát triển GDNN, đảm bảo hiệu quả, minh bạch, đồng bộ với quy định của Luật Thuế TNDN, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, Luật đất đai.

+ Chính sách về học bổng, học phí cho người học: Quy định chung về chính sách học bổng, học phí cho người học nhấn mạnh về đối tượng và phạm vi được hỗ trợ, không chỉ tập trung vào các đối tượng yêu thể, đặc thù mà còn ưu tiên theo định hướng phát triển ngành nghề chiến lược, bám sát nhu cầu thị trường lao động và nhiệm vụ quốc gia.

+ Chính sách về vận động, quản lý và sử dụng nguồn vốn vay, vẫn viện trợ, tài trợ: Chính sách này tăng quyền tự chủ cho cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập trong việc thu hút thêm nguồn lực quốc tế, góp phần đa dạng hóa nguồn tài chính, công nghệ, tri thức cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

+ Quy định về hợp tác công tư: Căn cứ Chỉ thị số 21-CT/TW, dự thảo Luật bổ sung quy định về hợp tác công tư nhằm huy động nguồn lực xã hội nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu giáo dục, không bị thương mại hóa như doanh nghiệp, tạo cơ chế minh bạch, trách nhiệm rõ ràng trong hợp tác giữa cơ sở GDNN và doanh nghiệp, giúp GDNN gắn với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp mà không đánh mất tính công bằng trong giáo dục; ngăn chặn việc lợi dụng hợp tác để tư nhân hỏa tài sản công hoặc lạm thu người học...

- Quy định về tuyển sinh và đào tạo theo hướng tăng cường phân cấp, phân quyền, giao Bộ GDĐT quản lý chuyên môn toàn diện về chuyên môn, học thuật (từ Điều 12 đến Điều 17), tăng quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở GDNN trong việc tuyển sinh, đăng ký hoạt động GDNN và trách nhiệm giám sát của cơ quan quản lý nhà nước.

- Quy định về công nhận kết quả học tập, năng lực nghề nghiệp đã tích lũy nhằm tạo điều kiện học tập liên thông, học tập suốt đời theo hưởng công nhận kết quả học tập và năng lực nghề nghiệp đối với các trường hợp: Kết quả học tập đã tích lũy từ một chương trình đào tạo, năng lực nghề nghiệp đã tích lũy thông qua chứng chỉ kỹ năng nghề hoặc các hình thức công nhận khác (Điều 18).

- Định vị người dạy và người học, quy định quyền hạn, nghĩa vụ và chính sách đối với họ đảm bảo phù hợp với đặc thủ của GDNN (Chương IV).

- Quy định về bảo đảm và kiểm định chất lượng GDNN, sử dụng kết quả đánh giá và kiểm định chất lượng (Chương V).

- Quy định về doanh nghiệp tham gia GDNN theo hướng tăng cường quyền và chính sách thúc đây doanh nghiệp gắn kết với GDNN (Chương VI).

- Quy định hợp tác, đầu tư nước ngoài trong GDNN (Chương VIII).

 

129



tin noi bat
Tin mới
Các tin khác