
Mục tiêu phủ sóng 5G toàn quốc đến năm 2030 (Hình từ internet)
Mục tiêu phủ sóng 5G toàn quốc đến năm 2030
Ngày 18/5/2025 Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định 912/QĐ-BKHCN về kế hoạch phát triển hạ tầng số thời kỳ 2025 - 2030. Với cụ thể mục tiêu phủ sóng 5G toàn quốc đến năm 2030 như sau:
Hạ tầng số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các nước tiên tiến; từng bước làm chủ một số công nghệ chiến lược, công nghệ số như: Trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn, điện toán đám mây, chuỗi khối, bán dẫn, công nghệ lượng tử, nano, thông tin di động 5G, 6G, thông tin vệ tinh và một số công nghệ mới nổi. Phủ sóng 5G toàn quốc.
Hạ tầng viễn thông - Internet
Phát triển hạ tầng viễn thông, Internet đáp ứng yêu cầu dự phòng, kết nối, an toàn, bền vững, hệ thống truyền dẫn dữ liệu qua vệ tinh, mạng cáp quang băng thông rộng tốc độ cao phủ sóng toàn quốc, mạng thông tin di động 5G, 6G và các thế hệ tiếp theo.
- 100% người sử dụng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên.
- Mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số.
-Xây dựng, bảo đảm năng lực, sẵn sàng triển khai thử nghiệm mạng di động 6G.
- Số tuyến cáp quang biển mới đưa vào hoạt động: 09 Tuyến cáp quang biển.
Tổng dung lượng thiết kế cáp quang trên biển: ≥ 350 Tbps. Hệ thống cáp quang trên biển của Việt Nam được triển khai phân bổ hài hòa theo tất cả các hướng khả thi về mặt kỹ thuật: kết nối ra biển Đông lên phía Bắc; kết nối ra biển Đông xuống phía Nam; kết nối ra vùng biển phía Nam.
-Hoàn thành và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 02 tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ.
-Triển khai và đưa vào sử dụng thêm tối thiểu 02 tuyến cáp quang đất liền quốc tế, đảm bảo tổng dung lượng cáp quang quốc tế trên đất liền đạt tối thiểu 15% dung lượng sử dụng thực tế của hệ thống cáp quang trên biển.
-Tỷ lệ sử dụng IPv6 đạt 90%; chuyển đổi hoàn toàn mạng Internet Việt Nam sang IPv6, sẵn sàng cho IPv6 only, Internet of Things.
Hạ tầng dữ liệu
- Hình thành thêm tối thiểu 11 trung tâm dữ liệu mới đạt tiêu chuẩn xanh (chỉ số hiệu quả sử dụng năng lượng (PUE - Power Usage Effectiveness) dưới 1,4), trong đó ít nhất 05 trung tâm dữ liệu đạt chuẩn hỗ trợ các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI data center).
- Tổng công suất điện thiết kế của các Trung tâm dữ liệu đạt tối thiểu 788 MW.
Hạ tầng vật lý – số
-Phát triển hạ tầng vật lý số; tích hợp cảm biến, ứng dụng công nghệ số vào hạ tầng thiết yếu (giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị).
-Số lượng kết nối IoT đạt mức cao của thế giới hoặc trung bình mỗi người dân 04 kết nối IoT.
-Thí điểm triển khai bản sao số cho tối thiểu một thành phố trực thuộc Trung ương.
Hạ tầng tiện ích số và Công nghệ số như dịch vụ
-Phát triển hạ tầng tiện ích số và công nghệ số như dịch vụ cho chuyển đổi số, trọng tâm là các nền tảng số dùng chung cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, phục vụ các hoạt động thiết yếu của xã hội trên môi trường số (bao gồm các nền tảng số: định danh số, xác thực số; thanh toán số, hóa đơn số; tích hợp, chia sẻ dữ liệu).
-70% dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân.
Nguyễn Tùng Lâm
9
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN