Cập nhật dự thảo Nghị định phân định thẩm quyền lĩnh vực nội vụ khi tổ chức chính quyền 2 cấp

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung cập nhật dự thảo Nghị định phân định thẩm quyền lĩnh vực nội vụ khi tổ chức chính quyền 2 cấp

Cập nhật dự thảo Nghị định phân định thẩm quyền lĩnh vực nội vụ khi tổ chức chính quyền 2 cấp

Cập nhật dự thảo Nghị định phân định thẩm quyền lĩnh vực nội vụ khi tổ chức chính quyền 2 cấp (Hình từ internet)

Cập nhật dự thảo Nghị định phân định thẩm quyền lĩnh vực nội vụ khi tổ chức chính quyền 2 cấp

Bộ Tư pháp vừa công bố tài liệu họp thẩm định dự thảo Nghị định phân định thẩm quyền lĩnh vực nội vụ khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

dự thảo Nghị định​

Theo đó, Nghị định này quy định về nguyên tắc, nội dung, và trách nhiệm phân định thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực nội vụ khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp.

Việc phân định thẩm quyền khi tổ chức chính quyền địa phương hai cấp theo Nghị định này là vấn đề phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước có nội dung khác hoặc chưa được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật (trừ Hiến pháp), văn bản hành chính và các hình thức văn bản khác đang còn hiệu lực tại thời điểm thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Nghị định này phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện và điều chỉnh các quy định khác có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương cấp huyện đang được quy định trong các điều, khoản, điểm có liên quan tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ để thống nhất áp dụng trong thời gian chưa sửa đổi, bổ sung cụ thể các văn bản quy phạm pháp luật.

Về nguyên tắc phân định thẩm quyền lĩnh vực nội vụ như sau:

- Bảo đảm phù hợp với quy định của Hiến pháp và bảo đảm cơ sở pháp lý cho hoạt động bình thường, liên tục, thông suốt của các cơ quan; không để gián đoạn công việc, không để chồng chéo, trùng lặp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của xã hội, người dân, doanh nghiệp.

- Bảo đảm không làm gián đoạn việc thực hiện điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế và không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các cam kết quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Việc phân định thẩm quyền bảo đảm nguyên tắc chính quyền cấp xã mới đảm nhận các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã và nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp huyện hiện nay, trực tiếp phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn.

- Bảo đảm quyền con người, quyền công dân; bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức trong việc tiếp cận thông tin, thực hiện các quyền, nghĩa vụ và các thủ tục theo quy định của pháp luật.

Về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực nội vụ được quy định như sau:

- Khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, chức danh có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ở cấp huyện được chuyển giao cho cơ quan, chức danh có thẩm quyền ở cấp tỉnh và cấp xã.

- Khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp, nội dung quy định về tên gọi đơn vị hành chính cấp huyện sẽ chuyển thành đơn vị hành chính cấp xã hoặc được bãi bỏ.

- Đối với những nhiệm vụ, thẩm quyền có thủ tục hành chính, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể trên cơ sở thủ tục hành chính hiện hành, bảo đảm không làm tăng thêm thủ tục thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết thủ tục hành chính.

- Nội dung phân định thẩm quyền trong lĩnh vực nội vụ tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được quy định cụ thể tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Dự kiến Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 và được thực hiện đến hết ngày 28/02/2027.

 

12

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác