Công văn 2936: Tiếp tục đấu tranh phòng chống thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Mới đây, Bộ Y tế đã có chỉ đạo về việc tiếp tục đấu tranh phòng chống thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

Công văn 2936: Tiếp tục đấu tranh phòng chống thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Công văn 2936: Tiếp tục đấu tranh phòng chống thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả (Hiình từ Internet)

Bộ Y tế ban hành Công văn 2936/BYT-QLD ngày 15/5/2025 về việc tiếp tục thực hiện đấu tranh phòng chống thuốc giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

Công văn 2936/BYT-QLD

Công văn 2936: Tiếp tục đấu tranh phòng chống thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả

Thực hiện Công điện 55/CĐ-TTg ngày 17/04/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường phối hợp, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, tiếp theo Công văn 2352/BYT-QLD ngày 20/4/2025 của Bộ Y tế về tăng cường công tác đấu tranh phòng chống thuốc giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả và Công văn 2633/BYT-ATTP ngày 30/4/2025 về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống thực phẩm giả, ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế đề nghị Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai ngay các công việc sau đây:

- Tiếp tục thực hiện nghiêm, quyết liệt, hiệu quả, bám sát mục tiêu các yêu cầu, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 41/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 và Công điện 55/CĐ-TTg ngày 17/04/2025 nêu trên trong đó chú trọng việc chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức các đợt cao điểm tổng rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dược, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

- Khẩn trương thành lập các đoàn liên ngành (Ban chỉ đạo 389 địa phương, Công an, Quản lý thị trường, Y tế…) tổ chức đợt cao điểm tổng kiểm tra trong tháng 5 việc thực hiện các quy định pháp luật tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn theo chỉ đạo tại các công điện nêu trên ngoài các đợt kiểm tra giám sát định kỳ theo kế hoạch đã xây dựng.

- Củng cố, nâng cao hiệu quả đường dây nóng và các kênh tiếp nhận, trả lời kiến nghị, phản ánh, giải đáp, tư vấn, hỗ trợ các vấn đề liên quan đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người dân liên quan đến thuốc giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả để kịp thời phát hiện và xử lý.

- Đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm để chỉ đạo và lập kế hoạch cho giai đoạn tới; khen thưởng đối với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc; phê bình và xử lý đối với các cá nhân, người đứng đầu ở các cấp, các ngành thiếu trách nhiệm, lơ là, chủ quan trong chỉ đạo, quản lý, điều hành dẫn đến việc  chậm trễ trong xử lý gây ảnh hưởng đến niềm tin và sức khỏe của người dân. Báo cáo về Bộ Y tế ngay sau khi hoàn thành đợt cao điểm để Bộ Y tế tổng hợp, thực hiện các đợt kiểm tra giám sát và báo cáo Thủ tướng Chính phủ. 

Bộ Y tế đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo thực hiện và triển khai hiệu quả các nội dung đấu tranh chống sản xuất thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả nêu trên.

Xem thêm tại Công văn 2936/BYT-QLD ban hành ngày 15/5/2025 về việc tiếp tục thực hiện đấu tranh phòng chống thuốc giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

Theo Công điện 55/CĐ-TTg ngày 17/04/2025, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khẩn trương triển khai thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản nêu trên, trong đó tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm sau đây:

- Bộ Công an đẩy nhanh tiến độ điều tra các vụ việc, vụ án đã được phát hiện; phối hợp với các cơ quan chức năng khẩn trương xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo công an các địa phương tiếp tục nắm tình hình, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, không để bỏ lọt các trường hợp vi phạm và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.

- Bộ Y tế tăng cường kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về dược, an toàn thực phẩm, đồng thời lưu ý tăng cường quản lý nhà nước đối với mỹ phẩm, không để xảy ra các sai phạm. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc điều tra, xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả; đồng thời phối hợp chặt chẽ, cùng các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát các vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.

- Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát hoạt động lưu thông, phân phối tại các kênh bán lẻ, đại lý, sàn thương mại điện tử..., kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán hàng giả và triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp về đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh hàng giả, kém chất lượng, đặc biệt là thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả; đồng thời phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an trong việc điều tra, xử lý các vụ việc sản xuất, buôn bán hàng giả.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Bộ Công an, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan trong việc rà soát, xử lý các sai phạm trong hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên các nền tảng mạng xã hội, trên các xuất bản phẩm liên quan đến các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả theo quy định của pháp luật; tăng cường hoạt động kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về quảng cáo, nhất là quảng cáo hàng hóa về thuốc chữa bệnh, sữa và thực phẩm bảo vệ sức khỏe, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các sai phạm.

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức các đợt cao điểm tổng rà soát, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về dược, an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên địa bàn và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; kiểm tra, xử lý việc quảng cáo, kinh doanh thuốc chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên môi trường mạng; khẩn trương rà soát, thu hồi các loại thuốc chữa bệnh giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả đã được phát hiện trên địa bàn, để kịp thời ngăn chặn và giảm thiểu tác hại cho người dân.

- Các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền tăng cường các biện pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về dược, an toàn thực phẩm và quản lý quảng cáo, kinh doanh thuốc chữa bệnh, các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe; kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền đối với các vấn đề vượt thẩm quyền.

24

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác