Theo Điều 8 Nghị quyết 30/2020/QH14, việc xây dựng lực lượng Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc như sau:
- Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và Bộ, ngành có liên quan lập kế hoạch trung hạn và dài hạn về xây dựng lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định biên chế, tổ chức đơn vị và tiêu chuẩn lực lượng thuộc thẩm quyền quản lý để tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tuyển chọn, đào tạo, huấn luyện cho cá nhân, đơn vị tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị, pháp luật, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, lĩnh vực, địa bàn và giới tính.
|
Theo Điều 12 Dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình, lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc gồm:
- Lực lượng Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc:
+ Lực lượng vũ trang, gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ và đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an, chiến sĩ và đơn vị thuộc Bộ Công an được trang bị vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
+ Lực lượng dân sự, gồm: Cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước được trang bị phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định về tổ chức, biên chế, vũ khí trang bị kỹ thuật, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
- Các Ban, Bộ, ngành, địa phương căn cứ theo tiêu chuẩn của LHQ đối với từng vị trí chức danh cụ thể, lựa chọn nhân sự và quyết định phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ đối với lực lượng thuộc quyền tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
|