
Bỏ cấp huyện nhưng vẫn giữ nguyên Tòa án quân sự được theo Luật hiện hành (Hình từ Internet)
Bỏ cấp huyện nhưng vẫn giữ nguyên Tòa án quân sự được theo Luật hiện hành
Theo đó, tại Kỳ họp thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã có một số ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân liên quan đến Tòa án quân sự như sau:
Sau sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện thì tổ chức Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân khu vực. (Các Tòa án quân sự được giữ nguyên theo Luật hiện hành).
Kết thúc hoạt động của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân cấp huyện. Đồng thời, Ủy ban cơ bản nhất trí việc phân định lại nhiệm vụ, quyền hạn của từng cấp Tòa án, các nội dung sửa đổi, điều chỉnh nhiệm vụ, quyền hạn của các Tòa án nhân dân là thực hiện đúng chủ trương về tăng cường phân cấp, phân quyền; phù hợp với tổ chức bộ máy, nguồn lực hiện có và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao; bảo đảm TAND 03 cấp hoạt động bình thường, không gián đoạn.
Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương
Nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương được quy định cụ thể tại Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 như sau:
- Tòa án quân sự trung ương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Phúc thẩm vụ án mà bản án, quyết định sơ thẩm hình sự của Tòa án quân sự quân khu và tương đương chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của luật;
+ Giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án mà bản án, quyết định hình sự của Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Tòa án quân sự khu vực đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật;
+ Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024;
+ Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ;
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
- Cơ cấu tổ chức của Tòa án quân sự trung ương bao gồm:
+ Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương;
+ Các Tòa phúc thẩm Tòa án quân sự trung ương;
+ Bộ máy giúp việc.
- Tòa án quân sự trung ương có Chánh án, các Phó Chánh án, Chánh tòa, các Phó Chánh tòa, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, quân nhân khác, công chức khác.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án quân sự trung ương sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Lưu ý: Hệ thống Tòa án quân sự bao gồm:
- Tòa án quân sự trung ương;
- Tòa án quân sự quân khu và tương đương;
- Tòa án quân sự khu vực.
(Theo điểm e khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)
Trên đây là nội dung về “Bỏ cấp huyện nhưng vẫn giữ nguyên Tòa án quân sự được theo Luật hiện hành”
22
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN