Áp dụng quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Áp dụng quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được quy định như thế nào?

Ngày 26/04/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 19/2020/NĐ-CP về Kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

Áp dụng quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức

- Nguyên tắc, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, mức độ vi phạm và các nội dung khác có liên quan đến việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức.

- Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa và chủ động khắc phục hậu quả được xem xét để giảm nhẹ khi áp dụng hình thức kỷ luật.

- Các trường hợp được xem xét để miễn trách nhiệm kỷ luật gồm:

+ Các trường hợp được quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;

+ Vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức xuất phát từ lỗi của đối tượng vi phạm hành chính;

+ Người ban hành quyết định trong xử lý vi phạm hành chính tự kiểm tra, phát hiện có sai sót và đã thực hiện khắc phục sai sót theo quy định mà chưa gây ra hậu quả.

(Khoản 13 Điều 1 Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 23 Nghị định 19/2020/NĐ-CP)

Khiển trách

- Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 6, 7, 9, 10, 13, 14, 15, 18 và 20 Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP;

+ Không kịp thời sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện có sai sót, vi phạm;

+ Thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Vi phạm quy định tại các khoản 3, 6, 14, 15, 18 và 20 Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP;

+ Vi phạm thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính.

(Khoản 14 Điều 1 Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP)

Cảnh cáo

- Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP này mà tái phạm;

+ Vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP;

+ Vi phạm quy định tại các khoản 2, 4, 5, 8, 11, 16 và 17 Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP;

+ Không sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính;

+ Không thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP mà tái phạm;

+ Vi phạm lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 19/2020/NĐ-CP;

+ Vi phạm quy định tại điểm c hoặc điểm đ khoản 1 Điều này;

+ Không lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật..

(Khoản 15 Điều 1 Nghị định 93/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 25 Nghị định 19/2020/NĐ-CP)

Nghị định 93/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/06/2025.

Dư Thị Quỳnh Như

6



tin noi bat
Bình luận
*
*
*
Vui lòng sử dụng tiếng Việt có dấu khi bình luận

 

Tin mới
Các tin khác