
Đề xuất sửa đổi tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Hình ảnh từ Internet)
Đã có dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015; Luật Công đoàn 2024; Luật Thanh niên 2020; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.
 |
Dự thảo Luật |
Đề xuất sửa đổi tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Cụ thể tại khoản 1 Điều 1 dự thảo Luật đề xuất sửa đổi Điều 6 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định về tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức ở trung ương và các đơn vị hành chính Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh là các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, được tổ chức và hoạt động thống nhất trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức như sau:
+ Ở trung ương có Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
+ Ở địa phương có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường và đặc khu tại hải đảo, đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt (sau đây gọi chung là cấp cơ sở). Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp cơ sở thành lập Ban công tác Mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm và tiểu khu (sau đây gọi chung là khu dân cư). Tổ chức và hoạt động của Ban công tác Mặt trận do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.
Hiện hành, tại Điều 6 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 2015 quy định về tổ chức của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam như sau:
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức ở trung ương và các đơn vị hành chính, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ đại hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
- Cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được tổ chức như sau:
+ Ở trung ương có Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ban Thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Ở địa phương có Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là cấp huyện); Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Ở mỗi cấp có Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn các cơ quan của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã thành lập Ban công tác Mặt trận ở thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là khu dân cư). Tổ chức và hoạt động của Ban công tác Mặt trận do Điều lệ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định.
|
Trước đó, tại Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở địa phương; chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. Trong đó, chủ trương 5 tổ chức chính trị - xã hội và 30 hội quần chúng sẽ thuộc MTTQ Việt Nam, cụ thể:
Về tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ:
(1) Đồng ý chủ trương sắp xếp, tinh gọn hợp nhất cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp xã như Tờ trình và Đề án của Đảng uỷ Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương; việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy phải bảo đảm sâu sát cơ sở, địa bàn, chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân và đoàn viên, hội viên của tổ chức mình.
(2) Thống nhất chủ trương kết thúc hoạt động của công đoàn viên chức, công đoàn lực lượng vũ trang; giảm mức đóng góp công đoàn phí của đoàn viên công đoàn.
Xem thêm dự thảo Luật.
26
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN