Hướng dẫn xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Đã có Công văn 393 hướng dẫn xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Hướng dẫn xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 05/4/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn 393/TTg-PL về việc rà soát và xử lý các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc sắp xếp, tổ chức chính quyền đại phương 2 cấp.

Công văn 393/TTg-PL

Hướng dẫn xử lý văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Tại Công văn 393/TTg-PL năm 2025, Thử tướng hướng dẫn rà soát và xử lý các văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp ban hành  Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo nghiên cứu, thực hiện xử lý văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành, bảo đảm phù hợp với phương án tổ chức chính quyền địa phương hai cấp và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, trong đó lưu ý một số nội dung sau: 

- Đối với văn bản được ban hành để quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên thì thực hiện rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung sau khi các văn bản nêu tại điểm a Mục 1 Công văn 393/TTg-PL năm 2025.

- Trong thời gian các văn bản quy phạm pháp luật chưa thể sửa đổi, bổ sung. việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn căn cứ theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật nêu tại điểm b Mục 1 Công văn 393/TTg-PL năm 2025. 

- Nghiên cứu ban hành Nghị quyết để quy định các biện pháp có tính chất đặc thủ phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 để xử lý các vấn đề phát sinh do tổ chức chính quyền địa phương hai cấp. 

Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp phát sinh khó khăn, vướng mắc, các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp - Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo và Thủ tướng Chính phủ xem xét, chỉ đạo.

Tại Mục 1 Công văn 393/TTg-PL năm 2025 hướng dẫn xử lý văn bản quy phạm pháp luật cần sửa đổi, bổ sung để có hiệu lực đồng thời với Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 

- Đối với văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội như sau:

+ Đối với các văn bản đã có trong Chương trình lập pháp năm 2025: Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì soạn thảo có trách nhiệm rà soát, xác định nội dung liên quan đến việc tổ chức chính quyền địa phương hai cấp cần phải sửa đổi, bổ sung (nếu có) để tham mưu Chính phủ hoàn thiện dự thảo văn bản, trình Quốc hội. 

+ Đối với các văn bản chịu sự tác động trực tiếp của việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp quy định về tổ chức bộ máy, tố tụng, quyền con người, quyền công dân mà chưa có trong Chương trình lập pháp năm 2025: Các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương tổ chức soạn thảo, trình Chính phủ xem xét, quyết định trình Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ + Quốc hội theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025

+ Đối với văn bản không thuộc 02 trường hợp nêu trên, các bộ, cơ quan ngang bộ tiếp tục rà soát, đánh giá kỹ sự cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp; trường hợp cần thiết và thời gian cho phép, có thể đề xuất sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025.

- Đối với văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ: Các bộ, cơ quan ngang bộ chủ động rà soát, kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, trong đó tập trung vào quy định về phân định thẩm quyền giữa cơ quan trung ương với địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương trong lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan mình.

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Tại Điều 21 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định về Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:

* Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị quyết để quy định:

- Chi tiết điều, khoản, điểm và các nội dung khác được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

- Chính sách, biện pháp nhằm bảo đảm thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

- Biện pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương; biện pháp khác có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp;

- Thực hiện thí điểm các chính sách theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định để quy định:

- Chi tiết điều, khoản, điểm và các nội dung khác được giao trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên;

- Biện pháp thi hành Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương;

- Biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương; phân cấp và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp.

Xem thêm Công văn 393/TTg-PL ban hành ngày 05/4/2025.

73

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác