Đề án sáp nhập tỉnh thành trên cả nước có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 (Nghị quyết 76)

Theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15, đề án sáp nhập tỉnh thành trên cả nước có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.

Đề án sáp nhập tỉnh thành trên cả nước có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 (Nghị quyết 76)

Ngày 14/4/2025, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025.

Theo đó, sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh quy định tại Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 là việc nhập tỉnh với tỉnh để hình thành tỉnh mới hoặc nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương để hình thành thành phố trực thuộc trung ương mới theo định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm giảm số lượng, tăng quy mô đơn vị hành chính, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.

Căn cứ các khoản 3,4,5,6 và 7 Điều 8 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 đã quy định về thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp) tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh; quyết định nội dung, hình thức lấy ý kiến theo hướng dẫn của Chính phủ.

- Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp) hoàn thiện đề án, gửi Hội đồng nhân dân các cấp có liên quan để xem xét, biểu quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) tổng hợp báo cáo chung trên cơ sở báo cáo kết quả của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sắp xếp (cơ quan phối hợp) gửi Bộ Nội vụ để thẩm định.

- Bộ Nội vụ tổ chức thẩm định nội dung đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh do địa phương chuẩn bị, tổng hợp, xây dựng đề án của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội.

- Hồ sơ đề án của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh kèm theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội phải được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 30/5/2025. Hồ sơ đề án phải được Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.

- Hồ sơ đề án phải được trình Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 30/6/2025 để bảo đảm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

Như vậy, theo quy định trên thì đề án sáp nhập tỉnh, thành trên cả nước có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.

Đề án sáp nhập tỉnh thành trên cả nước có hiệu lực từ ngày 01/07/2025

Đề án sáp nhập tỉnh thành trên cả nước có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 (Nghị quyết 76)(Hình từ internet)

Dự kiến danh sách 34 tỉnh thành của Việt Nam từ ngày 01/07/2025 sau sáp nhập

Tại Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/14/2025, căn cứ theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/4/2025 của Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Thủ tướng phê duyệt phương án sắp xếp cụ thể đối với 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh theo Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Sau đây là danh sách 34 tỉnh thành của Việt Nam từ ngày 01/07/2025 được dự kiến theo Nghị quyết 60-NQ/TW ngày 12/04/2025 và Tại Quyết định 759/QĐ-TTg ngày 14/14/2025:

TT

Tên tỉnh, thành mới

(Tỉnh, thành được hợp nhất)

Diện tích

(Km2)

Dân số

(người)

Quy mô kinh tế (*)

(tỷ đồng)

THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

1

TP. Hồ Chí Minh

(Bình Dương + TPHCM + Bà Rịa - Vũng Tàu)

6.772,6

13.608.800

2.715.782

2

TP. Hà Nội

3.359,84

8.435.650

1.425.521

3

TP. Hải Phòng

(Hải Dương + TP. Hải Phòng)

3.194,7

4.102.700

658.381

4

TP. Cần Thơ

(Sóc Trăng + Hậu Giang + TP. Cần Thơ)

6.360,8

3.207.000

281.675

5

TP. Đà Nẵng

(Quảng Nam + TP. Đà Nẵng)

11.859,6

2.819.900

279.926

6

TP. Huế

4.947,11

1.160.220

80.967

TỈNH

7

Tuyên Quang

(Hà Giang + Tuyên Quang)

13.795,6

1.731.600

86.247

8

Lào Cai

(Lào Cai + Yên Bái)

13.257

1.656.500

125.886

9

Lai Châu

9.068,73

482.100

31.025

10

Điện Biên

9.539,93

633.980

31.663

11

Lạng Sơn

8.310,18

802.090

49.736

12

Cao Bằng

6.700,39

543.050

25.204

13

Sơn La

14.109,83

1.300.130

76.626

14

Thái Nguyên

(Bắc Kạn + Thái Nguyên)

8.375,3

1.694.500

185.614

15

Phú Thọ

(Hòa Bình + Vĩnh Phúc + Phú Thọ)

9.361,4

 

3.663.600

354.580

16

Quảng Ninh

6.207,93

1.362.88

347.534

17

Bắc Ninh

(Bắc Giang + Bắc Ninh)

4.718,6

3.509.100

439.776

18

Hưng Yên

(Thái Bình + Hưng Yên)

2.514,8

3.208.400

292.603

19

Ninh Bình

(Hà Nam + Ninh Bình + Nam Định)

3.942,6

3.818.700

310.282

20

Thanh Hóa

11.114,71

3.722.060

316.995

21

Nghệ An

16.486,49

3.416.900

216.994

22

Hà Tĩnh

5.994,45

1.317,20

112.855

23

Quảng Trị

(Quảng Bình + Quảng Trị)

12.700

1.584.000

113.687

24

Quảng Ngãi

(Quảng Ngãi + Kon Tum)

14.832,6

1.861.700

173.527

25

Gia Lai

(Gia Lai + Bình Định)

21.576,5

3.153.300

242.008

26

Khánh Hoà

(Khánh Hòa + Ninh Thuận)

8555,9

1.882.000

188.921

27

Lâm Đồng

(Đắk Nông + Lâm Đồng + Bình Thuận)

24.233,1

3.324.400

319.887

28

Đắk Lắk

(Phú Yên + Đắk Lắk)

18.096,4

2.831.300

203.923

29

Đồng Nai

(Bình Phước + Đồng Nai)

12.737,2

4.427.700

609.176

30

Tây Ninh

(Long An + Tây Ninh)

8.536,5

2.959.000

312.466

31

Vĩnh Long

(Bến Tre + Vĩnh Long  + Trà Vinh)

6.296,2

3.367.400

254.480

32

Đồng Tháp

(Tiền Giang + Đồng Tháp)

5.938,7

3.397.200

260.036

33

Mau

(Bạc Liêu + Cà Mau)

7.942,4

2.140.600

153.160

34

An Giang

(Kiên Giang + An Giang)

9.888,9

3.679.200

271.346

(*) Quy mô kinh tế các địa phương dựa trên tổng GRDP năm 2024 từ Chi cục Thống kê cấp tỉnh, UBND các tỉnh, thành phố.

7

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác