Tên gọi của 34 tỉnh thành sau sáp nhập: Nguyên tắc xác định tên gọi thế nào? (Dự kiến)

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về dự kiến tên gọi của 34 tỉnh thành sau sáp nhập và nguyên tắc xác định tên gọi mới của các tỉnh thành.

Tên gọi của 34 tỉnh thành sau sáp nhập: Nguyên tắc xác định tên gọi thế nào? (Dự kiến) (Hình từ internet)

Ngày 12/04/2025, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Nghị quyết 60-NQ/TW về Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII.

Tên gọi của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập (Dự kiến)

Theo đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII cơ bản thống nhất với các nội dung đề xuất của Bộ Chính trị và Đề án về phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập cấp xã và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp; sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân; xây dựng hệ thống tổ chức đảng ở địa phương, chủ trương sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013. 

Đồng thời, đồng ý số lượng đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập là 34 tỉnh, thành phố (28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương). 

Cụ thể, sẽ có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập và 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất. 

Dự kiến tên gọi của 34 tỉnh thành sau sáp nhập như sau: 

STT

Tên gọi mới

Tỉnh, thành sáp nhập

 1

Tuyên Quang

Tuyên Quang + Hà Giang

 2

Lào Cai

Lào Cai + Yên Bái

 3

Thái Nguyên

Thái Nguyên + Bắc Kạn

 4

Phú Thọ

Phú Thọ + Vĩnh Phúc + Hòa Bình

Bắc Ninh

Bắc Ninh + Bắc Giang

 6

Hưng Yên

Hưng Yên + Thái Bình

 7

TP. Hải Phòng

Hải Phòng + Hải Dương

 8

Ninh Bình

Ninh Bình + Hà Nam + Nam Định

 9

Quảng Trị

Quảng Trị + Quảng Bình

10 

TP. Đà Nẵng

Đà Nẵng + Quảng Nam

11 

Quảng Ngãi

Quảng Ngãi + Kon Tum

12 

Gia Lai

Gia Lai + Bình Định

 13

Khánh Hòa

Khánh Hòa + Ninh Thuận

 14

Lâm Đồng

Lâm Đồng + Đắk Nông + Bình Thuận

 15

Đắk Lắk

Đắk Lắk + Phú Yên

16 

TP. Hồ Chí Minh

TP.HCM + Bình Dương + Bà Rịa - Vũng Tàu

 17

Đồng Nai

Đồng Nai + Bình Phước

 18

Tây Ninh

Tây Ninh + Long An

 19

TP. Cần Thơ

Cần Thơ + Sóc Trăng + Hậu Giang

 20

Vĩnh Long

Vĩnh Long + Bến Tre + Trà Vinh

21 

Đồng Tháp

Đồng Tháp + Tiền Giang

22 

Cà Mau

Cà Mau + Bạc Liêu

 23

An Giang

An Giang + Kiên Giang

 24

TP Hà Nội

 Giữ nguyên

25 

TP Huế (Thừa Thiên Huế)

 Giữ nguyên

 26

Lai Châu

 Giữ nguyên

 27

Điện Biên

 Giữ nguyên

 28

Sơn La

 Giữ nguyên

29 

Lạng Sơn

 Giữ nguyên

 30

Quảng Ninh

 Giữ nguyên

 31

Thanh Hóa

 Giữ nguyên

 32

Nghệ An

 Giữ nguyên

 33

Hà Tĩnh

 Giữ nguyên

34

Cao Bằng

 Giữ nguyên

Nguyên tắc xác định tên gọi của 34 tỉnh thành mới sau sáp nhập (Dự kiến)

Theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 thì nguyên tắc xác định tên gọi đơn vị hành chính sau sắp xếp như sau: 

- Việc đặt tên cho đơn vị hành chính sau sắp xếp phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, cân nhắc thận trọng các yếu tố truyền thống, lịch sử, văn hóa.

- Ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các đơn vị hành chính trước khi sáp nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính hình thành mới, hạn chế tối đa tác động ảnh hưởng tới người dân, doanh nghiệp do phải chuyển đổi giấy tờ, chỉ dẫn địa lý liên quan đến đơn vị hành chính cấp tỉnh.

- Tên gọi của đơn vị hành chính mới cần dễ nhận diện, ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, bảo đảm tính hệ thống, khoa học và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương, phù hợp với xu thế hội nhập.

- Cấp ủy, chính quyền địa phương thống nhất nhận thức, có trách nhiệm tạo sự đồng thuận của các tầng lớp Nhân dân địa phương; góp phần giữ gìn, phát huy được giá trị lịch sử, truyền thống, văn hóa và tinh thần đoàn kết của Nhân dân đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp.

-  Nghiên cứu đặt tên của xã, phường theo số thứ tự hoặc theo tên của đơn vị hành chính cấp huyện (trước sắp xếp) có gắn với số thứ tự để thuận lợi cho việc số hoá, cập nhật dữ liệu thông tin.

Tên của xã, phường mới sau sắp xếp không được trùng với tên của đơn vị hành chính cùng cấp hiện có trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc phạm vi tỉnh, thành phố dự kiến thành lập theo định hướng sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

 

22

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác