5 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý tiền lương theo Quyết định 321

Bài viết dưới đây cho biết 5 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý tiền lương theo Quyết định 321.

5 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý tiền lương theo Quyết định 321

5 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý tiền lương theo Quyết định 321 (Hình từ internet)

5 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý tiền lương theo Quyết định 321

Tại Quyết định 321/QĐ-BNV ngày 8/4/2025, danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi và bãi bỏ lĩnh vực lao động, tiền lương thuộc phạm vi chức năng quản lý của bộ nội vụ tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 321/QĐ-BNV ngày 08/4/2025 thì quy định về 5 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý tiền lương cụ thể như sau:

*Thủ tục hành chính cấp Trung ương

1. Phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao thực hiện, quỹ tiền thưởng thực hiện năm trước và quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính: Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính.

- Cơ quan thực hiện: Bộ, ngành được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty

2. Xếp hạng Tổng công ty đặc biệt đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính: Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính

- Cơ quan thực hiện: Bộ, ngành được phân công, phân cấp thực hiện; Thủ tướng Chính phủ

3. Xếp hạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ, ngành làm cơ quan đại diện chủ sở hữu (hạng Tổng công ty và tương đương, hạng I, hạng II và hạng III).

- VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính: Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính.

- Cơ quan thực hiện: Bộ, ngành được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty.

*Thủ tục hành chính cấp tỉnh

4. Phê duyệt quỹ tiền lương, thù lao thực hiện, quỹ tiền thưởng thực hiện năm trước và quỹ tiền lương, thù lao kế hoạch đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm chủ sở hữu.

- VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính: Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính.

- Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố được phân công, phân cấp thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu.

5. Xếp hạng công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố làm chủ sở hữu (hạng Tổng công ty và tương đương, hạng I, hạng II, hạng III).

- VBQPPL quy định việc bãi bỏ thủ tục hành chính: Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính.

- Cơ quan thực hiện:Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, trên đây là tổng hợp chi tiết 5 thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực quản lý tiền lương.

Lý do bãi bỏ: Vì đây là các thủ tục hành chính nội bộ, không phải là thủ tục hành chính được quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính.

Nhiệm vụ và quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ về lĩnh vực lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội

Căn cứ khoản 11 Điều 2 Nghị định 25/2025/NĐ-CP quy định nhiệm vụ và quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ về lĩnh vực lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội như sau:

- Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động;

- Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật lao động đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác;

- Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức đại diện người lao động theo quy định của pháp luật lao động; thực hiện nhiệm vụ đầu mối quốc gia về lĩnh vực lao động trong quá trình Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại quốc tế;

- Hướng dẫn việc thực hiện quy định của pháp luật về chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí, tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức từ trung ương đến cấp xã và lao động hợp đồng trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

- Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;

- Hướng dẫn về tiền lương, tiền thưởng và thù lao đối với người lao động, người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước;

- Nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền về thực hiện cải cách chính sách tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội.

Nguyễn Tùng Lâm

41

tin noi bat
Tin mới
Các tin khác