![[Cập nhập] Dự thảo Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) mới nhất](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/tintuc/2025/04/05/cong-chuc-1.jpg)
[Cập nhập] Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) mới nhất (Hình từ Inetrnet)
Ngày 03/4/2025, Thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 và Kết luận 127-KL/TW năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Nội vụ trình Chính phủ về dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
 |
dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) |
[Cập nhập] Dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) mới nhất
Theo đó, tại dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) thì Bộ Nội vụ đã đề xuất sửa đổi quy định về điều động, bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý như sau:
- Điều động công chức
+ Việc điều động công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức.
+ Công chức được điều động phải đạt yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với vị trí việc làm mới.
- Bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
+ Việc giao công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quyết định bổ nhiệm của cấp có thẩm quyền.
+ Thời hạn bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 05 năm; khi hết thời hạn, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền phải xem xét bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.
- Công chức được điều động đến cơ quan, tổ chức, đơn vị khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đang đảm nhiệm, trừ trường hợp kiêm nhiệm.
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý được thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền và quy định của Chính phủ.
Lưu ý: Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng theo vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. theo khoản 2 Điều 2 dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi))
Đề xuất quy định về biệt phái công chức
Cụ thể tại Điều 39 dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) thì Bộ Nội vụ đã đề xuất sửa đổi quy định về biệt phái công chức như sau:
- Cơ quan quản lý công chức biệt phái công chức đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ.
- Thời hạn biệt phái không quá 03 năm, trừ một số ngành, lĩnh vực do Chính phủ quy định.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức biệt phái. Công chức biệt phái phải chấp hành phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái.
- Công chức biệt phái đến miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa,vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được hưởng các chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức biệt phái có trách nhiệm bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
- Không thực hiện biệt phái công chức nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
- Thẩm quyền, trình tự, thủ tục biệt phái công chức được thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền và của Chính phủ.
54
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN