
Số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục thuộc cục thuộc bộ (Dự kiến) (Hình ảnh từ Internet)
Chính phủ đã có dự thảo Nghị định Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; tiêu chí thành lập, số lượng cấp phó tối đa của người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ.
 |
dự thảo Nghị định |
Số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục thuộc cục thuộc bộ (Dự kiến)
Tại Điều 21 dự thảo Nghị định quy định về tiêu chí thành lập chi cục, số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục như sau:
- Chi cục thuộc cục thuộc bộ được thành lập khi đáp ứng đủ các tiêu chí sau:
+ Có đối tượng quản lý về chuyên ngành, lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của cục theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
+ Được phân cấp của Cục trưởng để quyết định về các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Cục trưởng;
+ Khối lượng công việc yêu cầu phải bố trí từ 15 biên chế công chức trở lên.
- Về số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục thuộc cục thuộc bộ:
+ Chi cục có từ 01 đến 03 phòng được bố trí 01 cấp phó; có từ 04 phòng trở lên được bố trí không quá 02 cấp phó;
+ Chi cục không có phòng được bố trí không quá 02 cấp phó.
+ Bộ trưởng quyết định hoặc phân cấp quyết định số lượng cấp phó của người đứng đầu chi cục, bảo đảm bình quân không quá 03 người trên một chi cục khi chi cục đáp ứng một trong các tiêu chí sau đây:
Thực hiện nhiệm vụ giải quyết thủ tục hành chính 24/24 giờ trong ngày theo quy định của pháp luật, phải bố trí công chức (trong đó có lãnh đạo chi cục) làm việc 3 ca/ngày và được giao từ 60 biên chế công chức trở lên;
Được giao quản lý theo khu vực liên tỉnh, liên huyện và có từ 09 phòng hoặc tổ chức tương đương trở lên thuộc cơ cấu tổ chức của chi cục theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại Điều 24 dự thảo Nghị định thì khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nhiều hơn số lượng tối đa theo quy định của pháp luật thì chậm nhất là 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực, số lượng cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải theo đúng quy định.
Trường hợp cấp có thẩm quyền quyết định sắp xếp tổ chức lại thanh tra bộ, thanh tra chuyên ngành thì tổ chức thanh tra và chức năng, nhiệm vụ về thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra và cơ cấu tổ chức của bộ, chức năng, nhiệm vụ về thanh tra quy định tại Nghị định này được điều chỉnh tương ứng.
|
Đề xuất nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ
Tại Điều 3 dự thảo Nghị định đề xuất nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ như sau:
- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của bộ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng); đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong mọi hoạt động của bộ.
- Tổ chức bộ máy của bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và đáp ứng tiêu chí thành lập.
- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.
- Thực hiện phân cấp trong tổ chức và hoạt động của bộ theo quy định của pháp luật.
- Công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của bộ.
Xem thêm dự thảo Nghị định.
72
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN