
Rà soát trụ sở tòa án nhân dân không sử dụng để chống lãng phí (Hình từ internet)
Rà soát trụ sở tòa án nhân dân không sử dụng để chống lãng phí
Theo Quyết định 15/QĐ-TANDTC ngày 23/01/2025 về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của ngành Tòa án nhân dân năm 2025.
Một số chỉ tiêu tiết kiệm, chống lãng phí trong các lĩnh vực thực hành tiết kiệm, Chống lãng phí năm 2025 được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và pháp luật chuyên ngành có liên quan, trong đó tập trung vào một số lĩnh vực cụ thể sau:
- Trong quản lý, sử dụng tài sản công
+ Thực hiện đồng bộ các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành,
+ Tiếp tục phối hợp rà soát, hoàn thiện đồng bộ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, trong đó tập trung hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản công theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công làm cơ sở để tổ chức khai thác có hiệu quả nguồn lực tài chính từ các loại tài sản này.
+ Hoàn thành việc rà soát lại toàn bộ tài sản công, trụ sở làm việc không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả để quyết định xử lý theo thẩm quyền hoặc để báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định, không để lãng phí, thất thoát tài sản của nhà nước.
+ Hoàn thành công tác Tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 213/QĐ-TTg ngày 01/3/2024, Công văn 8131/BTC-QLCS ngày 01/8/2024 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, đảm bảo tiến độ theo kế hoạch của Tòa án nhân dân tối cao và tiếp tục cập nhật đầy đủ thông tin về tài sản vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công.
Như vậy, việc rà soát trụ sở tòa án nhân dân không sử dụng để chống lãng phí là điều cần thiết để đỡ làm tổn thất thoát tài sản của nhà nước.
Trong quản lý, sử dụng kinh phí chi thường xuyên của ngân sách nhà nước
Quản lý chặt chẽ việc sử dụng kinh phí chi thường xuyên ngân sách nhà nước, phân bổ và giao dự toán đúng thời hạn theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, bảo đảm chỉ ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo đúng dự toán được giao. Triệt để tiết kiệm ngay từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách cho các đơn vị, trong đó:
- Tiết kiệm 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2025 so với dự toán năm 2024 (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp, đóng góp theo lương, các khoản có tính chất lượng và các khoản chi cho con người theo chế độ) để tạo nguồn cải cách tiền lương theo quy định. Ngoài ra, phấn đấu tiết kiệm thêm khoảng 10% chi thường xuyên tăng thêm năm 2025 so với dự toán năm 2024 (loại trừ các khoản chi lương, có tính chất tiền lương, chỉ cho con người, các khoản phải bố trí đủ theo cam kết quốc tế, các nhiệm vụ chuyên môn đặc thù, quan trọng không thực hiện cắt giảm và phần tiết kiệm 10% chi thường xuyên để tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết của Trung ương) để dành nguồn giảm bội chi ngân sách nhà nước hoặc cho các nhiệm vụ cấp thiết, phát sinh, thực hiện nhiệm vụ an sinh xã hội hoặc bổ sung tăng chỉ đầu tư công;
- Thực hiện tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, đặc biệt là các khoản chỉ tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, đi công tác trong và ngoài nước, nhất là nghiên cứu, khảo sát nước ngoài....
- Tiết kiệm triệt để trong quản lý, sử dụng kinh phí của đề tài nghiên cứu khoa học, không để xuất, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung trùng lặp, thiểu tính khả thi. Thực hiện công khai về nội dung thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định pháp luật,
- Sử dụng hiệu quả kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đào tạo;
- Đổi mới cơ chế quản lý, cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập, giảm hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập.
Nguyễn Tùng Lâm
39
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN